3 cách bỏ thói quen nặn mụn ngay lập tức
Nhiều người thường có thói quen bất giác nặn mụn trong vô thức. Điều này có thể khiến bụi bẩn chứa vi khuẩn trên tay chuyển sang da và khiến các vết mụn khó lành hơn đồng thời tăng sinh các nốt mụn mới trên da. Điều quan trọng nhất để mụn được chữa khỏi là không chạm vào nó. Tốt nhất là luôn đảm bảo giữ cho các làn da mụn sạch sẽ bằng các loại sữa rửa mặt chuyên dùng cho da mụn. Nếu muốn, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn về các loại kem và thuốc bôi đặc trị giúp làm khô mụn, và giúp mụn nhanh biến mất hơn.
Trình tự 1: Tránh chạm tay vào mặt
Bước 1: Ngăn ngừa tổn thương trên da bằng cách tránh nặn hay cạy mụn
Việc nặn mụn có thể sẽ làm tổn thương da gây chảy máu và đóng thành vảy. Nếu bạn dùng ngón tay cạy các vết đóng vảy này, các vết sẹo mụn sẽ tiếp tục hình thành trên da mặt. Đồng thời cũng làm tăng khả năng bị nhiễm trùng. Cuối cùng, mụn sẽ nặng hơn và da mặt của bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để chữa khỏi mụn hơn.
Bước 2: Giữ cho đôi tay luôn bận rộn
Nhiều người bất giác dùng tay nặn mụn trên mặt trong vô thức mà không nhận ra mình đang nặn mụn. Vì vậy, để tránh tình trạng này xảy ra, hãy thử các hoạt động như đọc sách, giải ô chữ, chơi game cầm tay hoặc các hoạt động tương tự khi bạn có thời gian rảnh. Để đôi tay của bạn luôn trong trạng thái bận rộn sẽ giúp bạn kiểm soát được việc bất giác dùng tay nặn mụn trên da.
Bước 3: Hạn chế thời gian nhìn vào gương
Nhìn vào gương càng lâu sẽ càng dễ thúc đẩy nặn mụn hơn do mong muốn loại bỏ chúng càng nhanh càng tốt ra khỏi da của bạn. Khi bạn đang bị mụn, hãy tránh nhìn lâu vào gương trong phòng tắm và mở gương trong xe hơi. Việc lâu lâu mới nhìn vào gương một lần cũng sẽ giúp bạn tạo cảm giác các nốt mụn được giảm đáng kể trên da.
Bạn thậm chí có thể thử dán một tờ giấy lên gương phòng tắm của mình có nội dung tương tự như: "Hãy bỏ tay ra khỏi mặt!". Bằng cách này, bạn có thể soi gương nhưng vẫn sẽ nhớ việc đừng nặn mụn.
Bước 4: Thực hiện các hành động nhắc nhở để ngăn chặn việc thôi thúc nặn mụn
Trong nhiều trường hợp, những thói quen này là kết quả của một sự đấu tranh trong giây lát giữa việc thôi thúc muốn nặn mụn để loại bỏ ra khỏi da ngay lập tức và việc phải tự nhắc nhở bản thân về tác hại của việc nặn mụn.
Có nhiều cách để chuyển hướng tránh sự thôi thúc dùng tay chạm vào da. Thử đeo dây thun vào cổ tay và giật nhẹ để nhắc nhở bản thân khi mỗi lần cảm thấy muốn nặn mụn. Hoặc, bạn có thể thử nắm chặt tay trong vài giây hoặc thậm chí nửa phút.
Bước 5: Che các ngón tay lại
Một điều dễ dàng để thực hiện là đeo găng tay khi ở nhà. Việc này sẽ khiến bạn khó nặn mụn hơn và ngăn dầu tiết ra trên các ngón tay chuyển sang mặt. Đồng thời cũng tránh việc chạm tay nhiều vào da mặt, sẽ khiến bụi bẩn vi khuẩn bám vào da. Khi bạn ra ngoài, hãy dùng băng dính nhỏ che các ngón tay thường dùng để nặn mụn lại để tạo lớp ngăn cách giữa tay và mụn.
Bước 6: Đừng nặn mụn nhọt
Nặn các nốt mụn nhọt vỡ ra sẽ không làm chúng biến mất. Thay vào đó, sẽ làm kích ứng tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu bạn vô tình nặn mụn nhọt, điều tốt nhất nên làm là để yên. Không dùng tay chạm vào mặt, sẽ giúp da nhanh chóng lành lại hoàn toàn.
Bước 7: Xem xét liệu pháp đảo ngược các thói quen (habit reversal training)
Đây là một liệu pháp được thực hiện bởi một chuyên gia trị liệu. Họ sẽ chỉ cho bạn những cách thức mà tiềm thức của bạn hình thành những thói quen không lành mạnh và cách để phá bỏ chúng. Hãy hỏi bác sĩ của bạn nếu họ có thể đưa ra các đề xuất cho bạn hoặc có thể tìm kiếm trên website để tìm các chuyên gia trị liệu về liệu pháp đảo ngược thói quen gần bạn nhất.
Trình tự 2: Các bước điều trị mụn
Bước 1: Sử dụng sữa rửa mặt và tẩy tế bào chết dịu nhẹ
Rửa mặt bằng các sản phẩm làm sạch thường xuyên là một cách tốt để giữ cho da mặt luôn sạch sẽ. Nếu da đang bẩn hoặc bạn muốn giúp mụn nhanh lành hơn, hãy thử dùng sữa rửa mặt hoặc tẩy tế bào chết vật lý dịu nhẹ cho da. Tuy nhiên, khi rửa mặt, hãy nhớ thấm khô mặt bằng khăn khô sạch để tránh gây kích ứng da.
Bước 2: Bôi benzoyl peroxide
Đây là một chất hóa học đơn giản giúp làm khô vùng da bị ảnh hưởng. Mặc dù việc giữ nước cho da là một cách tốt để giữ cho da khỏe mạnh, tuy nhiên việc làm khô mụn sẽ giúp chúng mau lành hơn. Bác sĩ có thể kê cho bạn một loại kem bôi benzoyl peroxide an toàn.
Bước 3: Sử dụng thuốc kháng sinh nếu cần thiết
Mặc dù rất hiếm xảy ra, nhưng mụn vẫn có thể bị nhiễm trùng ngay cả khi bạn không nặn. Hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc kháng sinh để chống lại nhiễm trùng. Điều quan trọng là phải chữa lành mụn bị nhiễm trùng sớm để giảm nguy cơ để lại sẹo hoặc các vấn đề lâu dài khác. Nếu mụn bị đỏ, viêm hoặc đau, chúng có thể bị nhiễm trùng. Uống thuốc kháng sinh là một cách dễ dàng để điều trị tình trạng này.
Bước 4: Hỏi bác sĩ về các phương pháp điều trị khác nếu da đang bị mụn trứng cá nặng
Bác sĩ da liễu có thể kê một loại thuốc điều trị như Accutane, giúp giảm lượng dầu sản sinh trên da. Đồng nghĩa với việc da của bạn sẽ phải cần các sản phẩm đặc biệt để có thể phục hồi lại. Các sản phẩm không kê đơn có thể gây ra các vấn đề về bệnh mãn tính.
Trình tự 3: Các bước đối phó với mụn
Bước 1: Cân nhắc việc makeup để che phủ
Điều này sẽ dễ dàng hơn cho các cô gái so với các bạn nam – khi nói về việc makeup và cảm giác thoải mái khi sử dụng. Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và ít lo lắng hơn về việc phải loại bỏ mụn nhanh chóng. Mặc dù không chắc những người khác sẽ nhận định như thế nào về làn da mụn khi makeup của bạn, tuy nhiên việc makeup để che phủ có thể khiến bạn yên tâm hơn.
Bước 2: Chuyển sự chú ý sang các bộ phận khác trên mặt hoặc cơ thể
Da bạn đang bị mụn và mặc dù đã makeup để che đi nhưng bạn không muốn mọi người quá chú ý vào chúng, bạn sẽ có nhiều cách để khiến người khác không tập trung vào làn da mụn của bạn. Hãy thử sử dụng mascara hoặc phấn mắt để làm nổi bật những đặc điểm đẹp nhất cho đôi mắt của bạn. Bạn cũng có thể thử tạo kiểu tóc mới hoặc bận những bộ quần áo mới để thu hút sự chú ý và làm giảm sự tập trung vào các nốt mụn trên da mặt của bạn.
Bước 3: Cố gắng không để ý đến những nhận xét tiêu cực
Đặc biệt nếu bạn đang ở trong độ tuổi thanh thiếu niên, bạn có thể sợ rằng mọi người sẽ chế giễu hoặc chê bai về làn da mụn của bạn. Tệ hơn nữa chính là cảm giác lo sợ do chính bạn tạo ra khi bắt gặp ánh mắt người khác nhìn vào làn da không hoàn hảo của mình.
Thông thường hầu hết mọi người sẽ chỉ đùa với bạn vì họ thích bạn. Bỏ qua những lời chê bai và thật thoải mái trước mọi người. Đối xử với lời nhận xét tiêu cực hãy xem nó giống như mụn trên da của bạn: hãy để nó yên và nó sẽ biến mất.
Bước 4: Cố gắng không nhìn chằm chằm hoặc cố định vào các nốt mụn trên da
Tránh nhìn vào gương. Điều này sẽ giúp bạn không bị ám ảnh về nó. Điều quan trọng là phải tạo thói quen lành mạnh khi bị mụn. Ai rồi cũng đều bị nổi mụn theo thời gian - đặc biệt là thanh thiếu niên, và cả người lớn. Mụn sẽ tự biến mất trong thời gian ngắn.
Bước 5: Suy nghĩ về thói quen sống của bạn
Nổi mụn là một khía cạnh không thể tránh khỏi của tuổi thanh xuân đối với hầu hết mọi người. Có thể là do di truyền và nội tiết tố gây ra nhiều hơn là các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, có nhiều cách để bạn có thể giảm số lượng và tần suất nổi mụn của mình.
Bạn có thường xuyên đặt tay lên mặt không? Đây là một nguyên nhân phổ biến mà mọi người thường bị mụn trứng cá do bụi bẩn, vi khuẩn và dầu tiết ra từ tay chuyển sang mặt và làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da mặt. Thử tạo thói quen đút tay vào túi khi không đang rảnh cho đến khi bạn tập cho mình thói quen không để tay lên mặt.
Bạn có bị căng thẳng không? Cảm thấy áp lực hoặc căng thẳng có thể góp phần gây ra mụn trứng cá. Nếu đây chỉ đơn giản là một giai đoạn trong cuộc đời bạn, hãy thoải mái đón nhận với suy nghĩa tích cực và để cuộc sống của bạn chậm lại một chút.
Ăn thức ăn nhiều dầu mỡ không gây nổi mụn, nhưng ở trong môi trường nhiều dầu mỡ thì có. Nếu bạn làm việc tại một nhà hàng, hãy rửa sạch mặt mỗi khi bạn vào nhà vệ sinh.
Tác giả: R. Sonia Batra. Biên dịch: Huyền Trân.
Nguồn: Wikihow. Bản quyền thuộc về: Kallos Vietnam.
Đôi nét về tác giả R. Sonia Batra, MD, MSc, MPH
Bài viết này được đồng tác giả bởi R. Sonia Batra, MD, MSc, MPH. Dr. R. Sonia Batra là Bác sĩ da liễu được cấp phép và là người sáng lập Batra Dermatology có trụ sở tại Los Angeles, California. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, chuyên về laser, thiết bị y tế, giáo dục y tế cho bệnh nhân và công đồng, và nghiên cứu ung thư da. Cô đã nhận bằng Cử nhân, bằng Thạc sĩ về y tế công cộng và bằng Tiến sĩ Y khoa (MD) của Đại học Harvard.
Sau giải thưởng Rhodes Scholar, cô đã có bằng Thạc sĩ về di truyền phân tử tại Đại học Oxford. Cô đã hoàn thành khóa đào tạo nội trú về da liễu tại Đại học Stanford. Dr. Batra đã đóng góp và đánh giá cho Tạp chí phẫu thuật da liễu, Tạp chí của viện da liễu Hoa Kỳ, và da liễu JAMA . Cô cũng là người đồng dẫn chương trình truyền hình đoạt giải CBS ’Emmy, The Doctors.
Leave a comment
Please note, comments must be approved before they are published