Innisfree

#GreenTeaSerum

Add moisture to your skin with Mingyu from the green tea rainforest ✨
IOPE

#PDRNCaffeine

Replenish your skin’s strength with Heejoo, before your skin turns up 😎
Etude

#SoonJung

Praise! Comfort and moisturize sensitive skin with ingredients.

3 cách điều trị bệnh giảm sắc tố da

9 minutes read

Nếu bác sĩ da liễu cho bạn biết rằng các đốm trắng trên da của bạn là do bệnh giảm sắc tố (Idiopathic Guttate Hypomelanosis), bạn có thể yên tâm rằng chúng không gây hại. Tuy nhiên, bạn có thể không thích có các đốm này trên chân, mặt hoặc các vùng lộ ra ngoài khác của mình. May mắn thay, có một số phương pháp điều trị da liễu có tỷ lệ thành công tốt, bao gồm kem bôi tại chỗ và liệu pháp sử dụng laser, nitơ lỏng và các tác nhân khác.

Cách 1: Sử dụng các loại kem bôi ngoài da được kê đơn.

Bước 1: Hỏi bác sĩ về việc sử dụng steroid tại chỗ.

Các loại kem steroid được bác sĩ da liễu kê đơn cho một loạt các tình trạng da và thường là phương pháp điều trị đầu tiên cho IGH. Bác sĩ sẽ kê đơn một loại steroid bôi cụ thể và giải thích cách thức và tần suất bôi kem lên các nốt IGH của bạn. Bạn thường sẽ bôi steroid tại chỗ mỗi ngày một lần trong ít nhất 2 tuần và có thể lâu hơn trước khi thấy kết quả.

Các tác dụng phụ từ kem steroid là không phổ biến, nhưng có thể bao gồm mẩn đỏ, mỏng da hoặc thậm chí thay đổi sắc tố vĩnh viễn. Nếu bạn có IGH trên mặt hoặc những vùng da mỏng khác, bạn sẽ cần sử dụng steroid tại chỗ với nồng độ thấp hơn để giảm nguy cơ viêm da.

Bước 1: Hỏi bác sĩ về việc sử dụng steroid tại chỗ.

Bước 2: Thảo luận về việc sử dụng một loại retinoid chẳng hạn như tretinoin.

Nếu steroid tại chỗ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn hoặc bạn muốn tránh sử dụng sản phẩm này vì những lý do khác, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng retinoids để thay thế. Loại retinoid tretinoin thường được kê đơn cho IGH dưới dạng kem bôi vì loại thuốc này dễ bôi và có tác dụng phụ nhẹ.

Retinoids được sử dụng một lần mỗi ngày, thường là vào ban đêm. Sẽ mất vài tuần hoặc có thể vài tháng để đạt được kết quả đáng chú ý. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, các biểu hiện thường sẽ chỉ giới hạn ở việc ngứa, đỏ hoặc khô tại vị trí bôi thuốc. Retinoids có nguồn gốc hóa học từ Vitamin A và rất hữu ích cho một loạt các tình trạng da.

Bước 2: Thảo luận về việc sử dụng một loại retinoid chẳng hạn như tretinoin.

Bước 3: Cân nhắc dùng thuốc NSAID tại chỗ như Pimecrolimus.

Nếu steroid tại chỗ là phương pháp điều trị đầu tiên điển hình cho IGH, thì NSAID tại chỗ chính là lựa chọn thích hợp thứ hai giống như retinoids. Bác sĩ sẽ bắt đầu cho bạn một trong số các loại thuốc này và đánh giá kết quả điều trị. Các loại kem NSAID như pimecrolimus làm giảm viêm và có thể giúp giảm sự xuất hiện của các nốt IGH theo thời gian.

Kem Pimecrolimus 1% có thể gây bỏng hoặc châm chích cục bộ, nhưng những vấn đề này thường biến mất sau một vài lần thoa. Loại thuốc này cũng có thể gây bùng phát mụn ở vùng bôi thuốc trong một số trường hợp, nhưng tác dụng phụ này thường biến mất khá nhanh khi sử dụng thường xuyên. Bạn nên thường xuyên bôi thuốc này hai lần mỗi ngày trong ít nhất 2 tuần và có thể lâu hơn, để đạt được kết quả.

Bước 3: Cân nhắc dùng thuốc NSAID tại chỗ như Pimecrolimus.

Cách 2: Làm tổn thương da bằng phương pháp trị liệu để xóa IGH.

Bước 1: Thử các phương pháp điều trị bằng laser hàng tuần trong khoảng một tháng.

Nếu bác sĩ da liễu của bạn có cung cấp phương pháp điều trị bằng laser, bạn có thể cần phải thăm khám nhanh mỗi tuần trong khoảng một tháng. Các phương pháp điều trị tại chỗ bằng tia laser thường không gây đau đớn, mặc dù bạn có thể cảm thấy bỏng rát hoặc tấy đỏ ở những vùng được điều trị. Giống như phương pháp áp lạnh, mài da và lột da bằng hóa chất, phương pháp điều trị bằng laser cố tình gây ra những tổn thương nhỏ cho da.

Khi da sửa chữa và tái tạo, các điểm IGH sẽ được giảm thiểu hoặc biến mất hoàn toàn. Tất cả các phương pháp điều trị tổn thương da này dường như mang lại tỷ lệ thành công gần như nhau, mặc dù không có nhiều nghiên cứu chi tiết về chúng khi điều trị IGH. Trước tiên, bác sĩ có thể sẽ đề nghị cho bạn sử dụng các loại kem bôi (như steroid hoặc retinoids), sau đó nếu cần, hãy chuyển sang thử một phương pháp điều trị tổn thương da tại một thời điểm cho đến khi bạn thấy được kết quả mong muốn.

Bước 1: Thử các phương pháp điều trị bằng laser hàng tuần trong khoảng một tháng.

Bước 2: Cân nhắc phương pháp điều trị áp lạnh tại chỗ với nitơ lỏng.

Khi điều trị IGH bằng phương pháp áp lạnh, bác sĩ da liễu của bạn về cơ bản sẽ nhúng một dụng cụ nhỏ giống như tăm bông vào nitơ lỏng và giữ nó ở vị trí có nốt IGH trong 5-10 giây. Với trường hợp tệ nhất, bạn có thể gặp phải cảm giác bỏng rát nhẹ và trong thời gian ngắn tại nơi điều trị. Một nghiên cứu cho thấy phương pháp áp lạnh có hiệu quả trong việc loại bỏ các điểm IGH (trong vòng một tháng hoặc lâu hơn) trong khoảng 80% trường hợp, tương đương với các phương pháp điều trị tổn thương da khác.

Bước 2: Cân nhắc phương pháp điều trị áp lạnh tại chỗ với nitơ lỏng.

Bước 3: Lột da hóa học với Phenol 88% hoặc một sản phẩm tương tự.

Nếu bạn trải qua quá trình lột da bằng hóa chất phenol (hoặc tương tự) tại văn phòng bác sĩ, bạn có thể mong đợi các nốt IGH biến mất trong vài tuần, hoặc khoảng 2/3 thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể bị đóng vảy trên các nốt IGH của mình, hoặc thậm chí (trong một số trường hợp hiếm gặp) bị loét các nốt này. Bạn cũng có thể bị tăng sắc tố trong một số trường hợp hiếm hoi, có nghĩa là các nốt IGH sẽ sáng hơn nhiều và vùng da xung quanh của bạn trở nên sẫm màu hơn rõ rệt.

Bước 3: Lột da hóa học với Phenol 88% hoặc một sản phẩm tương tự.

Bước 4: Xem xét các phương pháp điều trị bằng xung ánh sáng cường độ cao (IPL).

Điều trị bằng xung ánh sáng cường độ cao (Intense Pulse Light) có thể giúp làm đều màu da của bạn. Phương pháp điều trị này sử dụng xung ánh sáng để cải thiện vẻ ngoài của da. Nó có thể gây ra một số cảm giác đau nhói, vì vậy bạn sẽ cần bôi thuốc tê trước khi điều trị. Bạn cũng sẽ cần phải đeo kính đen để bảo vệ mắt. Điều trị IPL mất khoảng 20 đến 30 phút mỗi buổi và bạn sẽ cần 3 đến 6 lần điều trị được thực hiện cách nhau 1 tháng. Bạn có thể bị mẩn đỏ và bong tróc da sau khi điều trị.

Bước 4: Xem xét các phương pháp điều trị bằng xung ánh sáng cường độ cao (IPL).

Cách 3: Giảm cơ hội bị các nốt IGH.

Bước 1: Thoa kem chống nắng mỗi ngày.

Nguyên nhân chính xác của việc hình thành IGH vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng các chuyên gia da liễu đồng ý rằng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài là một yếu tố chính trong thực tế mọi trường hợp.

Để giảm khả năng tiếp xúc với tia UV của ánh nắng mặt trời, hãy thoa kem chống nắng phổ rộng cho vùng da tiếp xúc của bạn mỗi khi bạn ra ngoài trời, ngay cả trong những ngày nhiều mây. Các nốt IGH gần như luôn xuất hiện ở những vùng thường xuyên tiếp xúc với tia UV của ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như cẳng chân và cánh tay, mặt và sau gáy.

Bước 1: Thoa kem chống nắng mỗi ngày.

Bước 2: Che vùng da hở.

Cùng với việc sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời, bạn cũng nên đội mũ rộng vành và đeo kính râm để bảo vệ đầu, mặt và mắt của mình. Ngoài ra, hãy cân nhắc việc mặc áo dài tay và quần dài vào những ngày nắng. Tìm mũ và quần áo làm bằng vải có khả năng bảo vệ khỏi tia UVA / UVB bằng cách kiểm tra nhãn. Không ra nắng trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì đây là lúc mặt trời mạnh nhất.

Bước 2: Che vùng da hở.

Bước 3: Không sử dụng giường tắm nắng.

Mong muốn có được một làn da rám nắng ngay lập tức của bạn có thể dẫn đến việc bạn có nhiều đốm trắng nhỏ trên da hơn sau này. Giường tắm nắng có thể gây ra một loạt các tình trạng da có vấn đề và nên tránh trong mọi trường hợp. Những người bắt đầu sử dụng giường tắm nắng thường xuyên trước 35 tuổi sẽ tăng 75% nguy cơ phát triển khối u ác tính (ung thư da).

Bước 3: Không sử dụng giường tắm nắng.

Bước 4: Duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Rối loạn tự miễn dịch khiến bạn mắc IGH, vì vậy hãy làm những gì có thể để giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh. Nếu bạn bị rối loạn tự miễn dịch, hãy tìm cách điều trị từ bác sĩ.

Bước 5: Tránh chấn thương da.

Chấn thương trên da cũng có thể khiến bạn bị IGH, vì vậy hãy đảm bảo bảo vệ da khỏi chấn thương càng nhiều càng tốt. Nếu bạn bị thương ngoài da, chẳng hạn như vết bỏng hoặc vết cắt, hãy đảm bảo điều trị vết thương ngay lập tức.

Bước 6: Xem liệu có người nào trong gia đình bạn mắc IGH hay không.

Ngay cả khi bạn áp dụng mọi biện pháp chống nắng được khuyến nghị, bạn vẫn có thể bị xuất hiện các đốm IGH do di truyền. Các chuyên gia không hoàn toàn chắc chắn tại sao, nhưng IGH dường như có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình. Tuy nhiên, nếu đây là trường hợp của bạn, đừng lấy đó làm cái cớ để không quan tâm đến việc bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Các đốm IGH phổ biến hơn ở những người có làn da trắng, nhưng dễ nhận thấy hơn ở những người có làn da sẫm màu.

Bước 6: Xem liệu có người nào trong gia đình bạn mắc IGH hay không.

Tác giả: Christopher M. Osborne. Biên dịch: Bích Ngọc.

Nguồn: Wikihow. Bản quyền thuộc về: Kallos Vietnam.

Đôi nét về tác giả Christopher M. Osborne

Bài viết này được đồng tác giả bởi Christopher M. Osborne. Christopher Osborne là Người tạo nội dung wikiHow từ năm 2015. Ông cũng là nhà sử học có bằng Tiến sĩ tại Đại học Notre Dame và đã giảng dạy tại các trường đại học trong và xung quanh Pittsburgh, PA.

Các ấn phẩm và bài thuyết trình mang tính học thuật của ông ấy tập trung vào các mối quan tâm nghiên cứu về lịch sử sơ khai của Mỹ, nhưng Chris cũng thích những thách thức và phần thưởng khi viết các bài báo wikiHow về nhiều chủ đề.

3 cách sử dụng nước dừa tươi trong làm đẹp
Trong khi thường được sử dụng trong nấu ăn, nhiều người đã nhận thấy nước dừa...

3 cách che và làm mờ nốt ruồi tại nhà
Nốt ruồi khiến bạn trở nên độc đáo và xinh đẹp, đồng thời điều quan trọng...

Share your experience

All tip submissions are carefully reviewed before being published.


This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.


Brands U Love