YSL

#LoveShine

She can’t come to the phone right now… It’s the #YSLLoveshine takeover. New formula. New look. Ready to play? 🖤✨
Sulwhasoo

#PerfectingLip

Enhancing your complexion with naturally vibrant shades that seamlessly merge with your lip’s natural color.
Bobbi Brown

#WaitressSkin

Smart Skin-Balancing Technology regulates oil and moisturizes for 12 hours to give your skin a long-lasting thin and smooth look.
Bobbi_Brown_Waitress_Skin_Cushion_2

14 bước đánh kem nền không bị mốc mặt

6 minutes read

Kem nền là một sản phẩm làm đẹp được sử dụng để làm mịn da, che phủ khuyết điểm và mang lại làn da đều màu. Tuy nhiên, đôi khi kem nền bị bong tróc hoặc bị mốc do lớp nền quá lì trên da hoặc do kỹ thuật đánh chưa đúng. Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm và kem lót để chuẩn bị một bề mặt da tốt trước khi đánh nền. Sau đó, đánh kem nền một cách cẩn thận và dành thêm thời gian để kem thấm hết vào da. Khi bạn hoàn thành, bạn sẽ có một lớp nền tự nhiên, và lâu trồi cả ngày.

Trình tự 1: Chuẩn bị da trước khi đánh nền

Bước 1: Tẩy tế bào chết cho da 3 - 4 lần mỗi tuần

Da bong tróc có thể dẫn đến việc lớp trang điểm không đồng đều và dễ bị mốc. Sử dụng sản phẩm tẩy da chết hóa học hoặc vật lý một vài lần một tuần để giúp loại bỏ da chết và mang lại làn da mịn màng. Bạn có thể sử dụng tẩy tế bào chết vật lý được bán sẵn tại cửa hàng mỹ phẩm hoặc một loại tự làm theo công thức tại nhà.

Các sản phẩm tẩy da chết hóa học bao gồm serum, toner, sản phẩm điều trị hoặc peel da hóa học có chứa butylated hydroxyanisole (BHA), axit alpha hydroxy (AHA) và / hoặc retinoids. Những thành phần này sẽ loại bỏ da chết về mặt hóa học.

Bước 1: Tẩy tế bào chết cho da 3 - 4 lần mỗi tuần

Bước 2: Bắt đầu thói quen trang điểm với kem dưỡng ẩm

Luôn thoa kem dưỡng ẩm trước khi đánh các sản phẩm trang điểm khác. Dưỡng ẩm cho da trước khi đánh kem nền giúp da không bị khô. Nếu da bạn bị khô, sẽ dễ khiến lớp trang điểm bị bị vón và bong tróc. Nếu không có sẵn kem dưỡng ẩm cho da mặt, bạn có thể tìm mua ở hầu hết các cửa hàng bách hóa hoặc cửa hàng thuốc.

Hãy tìm mua loại kem dưỡng dành riêng cho da mặt. Nhớ rửa sạch tay trước khi thoa kem dưỡng ẩm để tránh nhiễm khuẩn không mong muốn lên da. Chờ một vài phút sau khi thoa kem dưỡng ẩm trước khi bạn tiếp tục các bước trang điểm tiếp theo. Để da bạn sẽ có thời gian để hấp thụ hoàn toàn kem dưỡng ẩm.

Bước 2: Bắt đầu thói quen trang điểm với kem dưỡng ẩm

Bước 3: Tiếp theo thoa một lớp kem lót có nền silicone

Bạn có thể tìm thấy kem lót có nền silicone ở hầu hết các cửa hàng mỹ phẩm. Kem lót có nền silicone giúp che phủ lỗ chân lông một cách hiệu quả nhất, đồng thời giúp làn da của bạn trông mịn màng hơn. Thoa kem lót lên mặt, chú ý thoa kĩ ở những vùng da tiết nhiều dầu. Nếu da bạn rất khô, nên thoa kem lót gốc nước để cấp ẩm thay vì silicone.

Bước 3: Tiếp theo thoa một lớp kem lót có nền silicone

Bước 4: Chờ một vài phút trước khi tiếp tục

Trang điểm quá vội khi lớp sản phẩm chưa khô hẳn sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu lớp nền khi bạn đánh thêm sản phẩm khác lên trên. Sau khi dưỡng ẩm và thoa kem lót, hãy đợi vài phút trước khi tiếp tục. Điều này giúp lớp kem lót của bạn có cơ hội bám vào da trước khi đánh kem nền.

Bước 4: Chờ một vài phút trước khi tiếp tục

Trình tự 2: Đánh kem nền một cách hoàn hảo

Bước 1: Làm ẩm bông mút hoặc cọ đánh nền

Dụng cụ đánh nền nên ẩm. Để dễ đánh nền hơn cho làn da khô hơn vào mùa đông. Cho dù bạn đang sử dụng bông mút hay cọ, hãy đảm bảo làm ẩm một chút trước khi đánh kem nền.

Bước 1: Làm ẩm bông mút hoặc cọ đánh nền

Bước 2: Đánh kem nền lên vùng chữ T

Bạn không cần phải đánh kem nền khắp mặt. Tập trung vào "vùng chữ t" của bạn. Đây là phần trung tâm của khuôn mặt bao gồm vùng trán, mũi và cằm. Dùng cọ hoặc bông mút để chấm kem nền lên sống mũi, trên trán, trên lông mày, trên má, dưới mũi và trên thái dương. Khi đánh đánh nền lên má, hãy đánh khoảng ba đường chéo trên mỗi má.

Bước 2: Đánh kem nền lên vùng chữ T

Bước 3: Tán kem nền trên da

Đánh cọ hoặc bông mút lên xuống và di chuyển khắp khuôn mặt để tán kem nền, nhẹ nhàng dặm kem nền vào da. Việc dặm sẽ giúp lớp nền của bạn không bị lem quá nhiều trong quá trình tán, giúp góp phần làm cho lớp nền không bị vón trên da.

Bước 3: Tán kem nền trên da

Bước 4: Dùng bông mút để thấm bớt sản phẩm thừa

Khi kem nền của bạn đã phủ đều khắp mặt, hãy dùng bông mút trang điểm nhẹ nhàng dặm lên lớp nền vừa đánh. Bông mút sẽ giúp loại bỏ các sản phẩm dư thừa và giúp lớp nền không bị bết dính.

Bước 4: Dùng bông mút để thấm bớt sản phẩm thừa

Bước 5: Để khô lớp nền trong 10 phút

Trang điểm quá nhanh là nguyên nhân chính khiến lớp nền có thể bị bong tróc. Trước khi tiếp tục, hãy để lớp trang điểm của bạn trong 10 phút. Điều này sẽ giúp lớp nền cố định lại trên da, ngăn tình trạng trượt nền khi đánh phấn phủ. Trong khi để kem nền ráo, bạn có thể vẽ lông mày, chải tóc hoặc hoàn thành các bước trang điểm khác.

Bước 5: Để khô lớp nền trong 10 phút

Bước 6: Hoàn thiện với phấn phủ

Bạn có thể mua phấn phủ ở bất kỳ cửa hàng mỹ phẩm nào. Phủ phấn sau khi đánh kem nền giúp làn da của bạn trở nên mịn màng và đều màu. Nên dùng cọ để phủ phấn phủ để dễ dàng thao tác và giúp lớp nền trông tự nhiên hơn. Nếu thấy lớp nền ở một số vùng trên da chưa được tán kĩ còn đọng phấn thừa, bạn có thể tán lại các vùng này bằng cọ lớn trong khi phủ phấn phủ.

Bước 6: Hoàn thiện với phấn phủ

Trình tự 3: Tránh những lỗi đánh nền phổ biến

Bước 1: Chọn loại kem nền có công thức phù hợp làn da của bạn

Đảm bảo kem nền bạn chọn phù hợp với làn da. Kem nền không phù hợp sẽ dễ dàng làm lộ lớp nền gây mất tự nhiên. Lớp nền bán lì phù hợp với da hỗn hợp. Lớp nền bóng khỏe nên được sử dụng cho da khô. Da nhờn nên sử dụng kem nền lì.

Bước 1: Chọn loại kem nền có công thức phù hợp làn da của bạn

Bước 2: Dưỡng ẩm cho làn da của bạn mỗi đêm

Đừng chỉ dưỡng ẩm cho da trước khi đánh kem nền. Chăm sóc da hàng ngày giúp làn da của bạn mịn màng hơn, giúp lớp trang điểm ít bị bong tróc hơn. Mỗi tối trước khi ngủ, hãy thoa kem dưỡng ẩm cho da.

Bước 2: Dưỡng ẩm cho làn da của bạn mỗi đêm

Bước 3: Không sử dụng phấn nền

Nhìn chung, kem nền dạng lỏng hoạt động tốt hơn phấn nền. Phấn nền khó đánh hơn và có xu hướng làm lớp nên bị vón.

Bước 3: Không sử dụng phấn nền

Bước 4: Tránh dùng ngón tay để đánh kem nền

Luôn sử dụng cọ hoặc bông mút, để đánh kem nền. Sử dụng ngón tay không chỉ góp phần làm lớp nền bị vón mà còn có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào da. Điều này có thể gây ra các vấn đề về da như mụn trứng cá.

Bước 4: Tránh dùng ngón tay để đánh kem nền

Tác giả: Daniel Vann. Biên dịch: Huyền Trân.

Nguồn: Wikihow. Bản quyền thuộc về: Kallos Vietnam.

Đôi nét về tác giả Daniel Vann

Bài viết này được đồng tác giả bởi Daniel Vann. Daniel Vann là Giám đốc Sáng tạo của Daredevil Cosmetics, một studio trang điểm ở Seattle Area. Anh đã làm việc trong ngành mỹ phẩm hơn 15 năm và hiện là chuyên gia thẩm mỹ và nhà giảng dạy trang điểm đã được cấp phép.

13 bước đánh illuminator bắt sáng đẹp tự nhiên
Sử dụng illuminator bắt sáng mặc dù không phải là một phần cần thiết của quy trình trang...

3 cách trang điểm foundation dạng kem
Foundation dạng kem giúp lớp nền có độ che phủ từ trung bình đến cao. Vì...

2 comments

  • Lý do phổ biến nhất khiến kem nền trông bị mốc là do sử dụng sai sản phẩm. Nếu bạn đánh quá nhiều kem nền và không làm ẩm da, nó sẽ trở nên bị mốc mặt. Bạn cần phải làm mỏng lớp nền.

    Thu An Đặng -

  • Đôi khi lớp nền bị bong tróc hoặc không đồng đều có thể là kết quả của việc sử dụng lớp trang điểm cũ. Thay kem nền của bạn sáu tháng một lần để có độ che phủ tối ưu và tránh làm trôi lớp nền.

    Đỗ Hà -

Leave a comment

Please note, comments must be approved before they are published


This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.


Brands U Love