Innisfree

#GreenTeaSerum

Add moisture to your skin with Mingyu from the green tea rainforest ✨
IOPE

#PDRNCaffeine

Replenish your skin’s strength with Heejoo, before your skin turns up 😎
Etude

#SoonJung

Praise! Comfort and moisturize sensitive skin with ingredients.

3 cách ngăn ngừa và trị mụn bọc tại nhà

24 minutes read

Mụn bọc, đốm mụn, mụn nhọt,... là các tên gọi chung về tình trạng mụn trên da mà bạn cần xử lý, đây là một vấn đề về da đáng tiếc mà hầu hết mọi người đều phải đối mặt vào một thời điểm nào đó trong đời. May mắn thay, có rất nhiều lựa chọn để kiểm soát các nốt mụn khó chịu này, từ chế độ chăm sóc da nghiêm ngặt đến dùng thuốc, thảo dược, kem bôi, và đến các biện pháp khắc phục tại nhà. Việc tìm kiếm những phương pháp điều trị phù hợp có thể là một quá trình thử và sai, nhưng đừng lo lắng - bài viết này sẽ cung cấp giải pháp cho tất cả mọi người!

Cách 1: Chăm sóc làn da

Bước 1: Rửa mặt hai lần một ngày

Điều rất quan trọng là phải giữ cho da mặt sạch sẽ khi muốn cố gắng ngăn ngừa mụn. Rửa mặt giúp loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và dầu thừa tích tụ trên bề mặt da. Tốt nhất, bạn nên rửa mặt ba lần một ngày, vào buổi sáng và buổi trưa và buổi tối, sử dụng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ.

Dùng khăn khô sạch thấm nhẹ lên mặt cho khô đi. Tránh chà xát mặt bằng khăn rửa mặt thô, bông bọt biển rửa mặt hoặc xơ mướp. Điều này sẽ chỉ gây kích ứng da và khiến mụn nổi nhiều hơn.

Khăn rửa mặt cũng có thể chứa vi khuẩn, vì vậy nên tránh tiếp xúc với da mặt. Mặc dù bạn có thể muốn rửa mặt nhiều hơn hai lần một ngày khi đang bị nổi mụn, tuy nhiên điều này không nhất thiết sẽ giúp ích cho làn da của bạn. Rửa mặt quá thường xuyên có thể làm khô và kích ứng da.

Bước 1: Rửa mặt hai lần một ngày

Bước 2: Sử dụng kem dưỡng ẩm không gây dị ứng

Sau khi rửa mặt, điều quan trọng là phải thoa một loại kem dưỡng ẩm tốt để cung cấp nước cho da và ngăn không cho da bị khô và kích ứng. Tuy nhiên, đối với da mụn, điều quan trọng là phải sử dụng đúng loại kem dưỡng ẩm cho loại da của mình. Các loại kem dưỡng ẩm nặng và nhiều dầu có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến mụn nổi nhiều hơn.

Tìm kiếm các loại kem dưỡng ẩm có ghi "noncomedogenic" trên nhãn – đồng nghĩa với việc các sản phẩm này không chứa các thành phần đã có khả năng gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến kích ứng nổi mụn trên da. Ngoài việc tìm kiếm các loại kem dưỡng ẩm không gây dị ứng, bạn nên lưu ý chọn sản phẩm phù hợp với loại da của mình.

Ví dụ: nếu bạn có làn da rất nhờn, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm dạng gel, nhẹ hơn, nếu bạn có làn da khô và bong tróc, bạn có thể cần một loại kem nặng dưỡng ẩm tốt hơn. Đảm bảo rửa tay sạch trước khi thoa kem dưỡng ẩm. Nếu không, bất kỳ vi khuẩn hoặc vi trùng nào trên tay có thể được chuyển sang da mặt khi bạn thoa kem dưỡng ẩm.

Bước 2: Sử dụng kem dưỡng ẩm không gây dị ứng

Bước 3: Tránh chạm vào mặt hoặc làm nổi mụn

Tay là nơi tiếp xúc với nhiều bụi bẩn và vi khuẩn suốt cả ngày nhiều hơn bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể, đó là lý do tại sao bạn nên tránh chạm tay vào da mặt. Ngoài việc lây lan vi khuẩn và có nguy cơ nhiễm trùng, việc chạm vào các nốt mụn khiến chúng bị kích ứng và viêm, do đó làm làm tình trạng mụn xấu đi và kéo dài thời gian điều trị mụn.

Nặn mụn nhọt, có thể bạn sẽ cảm thấy tốt hơn, nhưng điều này lại làm cho da bạn tồi tệ hơn. Việc nặn mụn nhọt sẽ chỉ kéo dài thời gian phục hồi và thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng và để lại sẹo.

Sẹo mụn có thể rất khó để loại bỏ, vì vậy nên tránh làm điều này càng xa càng tốt. Bạn sẽ rất dễ chạm vào mặt mà không nhận thức được mình đang làm gì. Tránh dùng tay chống lên má hoặc cằm khi ngồi vào bàn làm việc hoặc áp tay vào mặt khi ngủ trên giường vào ban đêm.

Bước 3: Tránh chạm vào mặt hoặc làm nổi mụn

Bước 4: Sử dụng tẩy tế bào chết và đắp mặt nạ mỗi tuần một lần

Các sản phẩm tẩy da chết và mặt nạ có thể rất hữu ích cho da, tuy nhiên không nên sử dụng quá thường xuyên. Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ tế bào da chết đồng thời làm sạch da hiệu quả, nhưng có thể gây khô và kích ứng da nếu sử dụng quá thường xuyên, đặc biệt là trên làn da mụn.

Mặt nạ rất tốt để làm sạch tạp chất và làm dịu da, đồng thời có thể biến thói quen chăm sóc da thường xuyên của bạn thành một trải nghiệm giống như ở spa. Tuy nhiên, tương tự, chỉ nên sử dụng khoảng một lần một tuần, vì chúng có thể chứa các thành phần khắc nghiệt hơn không dành cho sử dụng hàng ngày.

Bước 4: Sử dụng tẩy tế bào chết và đắp mặt nạ mỗi tuần một lần

Bước 5: Tránh thoa nhiều lớp sản phẩm khác nhau

Quá nhiều kem dưỡng, sữa dưỡng và gel dưỡng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến nổi mụn, vì vậy hãy đảm bảo thoa ít sản phẩm chăm sóc da mặt và không nhiều hơn mức ghi trên bao bì. Đối với makeup cũng vậy, bạn nên tạo lớp makeup càng mỏng nhẹ càng tốt và nên tẩy trang kỹ càng bằng sữa rửa mặt vào cuối ngày.

Các sản phẩm dành cho tóc có mùi hương nồng hoặc chứa nhiều hóa chất cũng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông khi tóc tiếp xúc với da mặt, vì vậy hãy tránh sử dụng những sản phẩm này bất cứ khi nào có thể. Sử dụng dầu gội và dầu xả dịu nhẹ để không gây kích ứng da khi tắm. Bạn cũng nên hạn chế để tích tụ dầu và vi khuẩn trên da bằng cách thay áo gối ít nhất một lần một tuần và giặt cọ trang điểm thường xuyên.

Bước 5: Tránh thoa nhiều lớp sản phẩm khác nhau

Bước 6: Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

Nhiều quan điểm truyền thống khuyến khích việc vùng da nổi mụn nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, với niềm tin rằng điều này sẽ làm khô mụn, tuy nhiên điều này không có cơ sở và các chuyên gia da liễu cũng đưa ra các bằng chứng ngược lại. Các tia UV của ánh nắng mặt trời thực sự có thể khiến mụn trở nên đỏ hơn và sưng tấy hơn trước.

Vì lý do này, điều quan trọng là phải bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách đội mũ và thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn. Lưu ý rằng một số loại kem chống nắng có thể nhờn và có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, vì vậy hãy tìm các sản phẩm có ghi "noncomedogenic (không gây bít tắc lỗ chân lông)" trên nhãn.

Bước 6: Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

Bước 7: Chế độ ăn lành mạnh

Mặc dù đã được chứng minh rằng sô cô la và đồ ăn vặt khác không thực sự gây ra mụn, nhưng việc tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ vẫn có thể có tác động tích cực đến làn da của bạn. Mụn hình thành khi dầu thừa bít kín lỗ chân lông, vì vậy hạn chế lượng dầu nạp vào cơ thể ngay từ đầu là một thói quen tốt.

Thêm vào đó, nếu cơ thể bạn khỏe mạnh từ bên trong, sẽ được thể hiện ra trên làn da bên ngoài. Tránh xa các loại thực phẩm như khoai tây chiên, sô cô la, và bánh pizza. Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo, đường và tinh bột, đây không phải là điều tốt cho làn da cũng như sức khỏe tổng thể của bạn.

Bạn không cần phải kiêng hoàn toàn, chỉ cần cố gắng hạn chế ăn ít lại một chút. Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả. Giúp cung cấp nước cho da, đồng thời các vitamin và khoáng chất trong rau, củ, quả cũng giúp cung cấp đủ lượng chất cần thiết cho cơ thể để chống lại tình trạng mụn trên da.

Đặc biệt, hãy cố gắng ăn rau, củ, quả có hàm lượng vitamin A cao (chẳng hạn như bông cải xanh, rau bina và cà rốt) để giúp loại bỏ các protein gây mụn ra khỏi cơ thể và các loại có hàm lượng vitamin E và C cao (như cam, cà chua, khoai lang, bơ) có tác dụng chống oxy hóa và giúp làm dịu da.

Bước 7: Chế độ ăn lành mạnh

Bước 8: Uống nhiều nước

Uống nước có rất nhiều lợi ích, cho làn da và cả sức khỏe tổng thể. Nó giữ cho cơ thể đủ nước, giúp da săn chắc và căng mọng. Giúp đào thải các độc tố có hại ra khỏi cơ thể, ngăn chúng tích tụ và gây ra các vấn đề về da. Ngoài ra, nước giúp đảm bảo chức năng thích hợp của quá trình trao đổi chất trên da và cho phép nó tự tái tạo lại.

Bạn nên uống từ 5 đến 8 cốc nước mỗi ngày để gặt hái được nhiều lợi ích. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng có thể là một vấn đề, vì vậy đừng ép bản thân phải uống nước liên tục. Quá nhiều nước sẽ làm loãng máu và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, dẫn đến co giật trong những trường hợp nghiêm trọng. Chỉ cần đảm bảo 8 cốc nước mỗi ngày, để đủ lượng nước nạp vào cơ thể là được.

Bạn cũng nên cố gắng tránh xa việc uống quá nhiều rượu. Rượu làm rối loạn sự cân bằng hormone và việc làm mất cân bằng các hormone như Testosterone và Estrogen là một trong những nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá. Ngoài ra, rượu còn gây hại cho gan, cơ quan chính chịu trách nhiệm đảm bảo làn da khỏe mạnh, vì nó điều chỉnh hormone và lượng đường trong máu, đồng thời lọc các chất độc ra khỏi cơ thể.

Bước 8: Uống nhiều nước

Cách 2: Sử dụng kem bôi, thuốc, và phương pháp điều trị khác

Bước 1: Sử dụng kem bôi có chứa thuốc đặc trị không kê đơn

Nếu bạn bị mụn nhọt dai dẳng, thông thường sẽ cần phải kết hợp thêm thuốc đặc trị chứ không chỉ đơn giản là giữ da mặt sạch sẽ và ăn uống lành mạnh. Hiện nay, có rất nhiều loại kem bôi chứa thuốc đặc trị không kê đơn (OTC) có thể mang lại hiệu quả tốt trong việc làm sạch mụn và ngăn ngừa mụn vỡ ra sưng tấy nhiều hơn.

Những loại kem này thường được chấm trực tiếp lên mụn và trong hầu hết các trường hợp, sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng của da trong vòng 6 đến 8 tuần. Các thành phần hoạt tính phổ biến nhất được tìm thấy trong các loại kem này bao gồm:

Benzoyl peroxide. Benzoyl peroxide tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt da, đồng thời làm chậm quá trình sản xuất và tích tụ dầu trong lỗ chân lông. Nó cũng hoạt động tương tự như một chất hóa học để tẩy tế bào chết cho da, và giúp làn da bạn được trẻ hóa. Benzoyl peroxide có thể gây khô, kích ứng da, vì vậy bạn nên bắt đầu với nồng độ thấp nhất có thể.

Axit salicylic. Axit salicylic là một thành phần khác giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Đồng thời giúp loại bỏ mụn đầu đen và mụn đầu trắng có thể phát triển thành mụn nhọt sau khi viêm nhiễm. Ngoài ra, axit salicylic cũng giúp da loại bỏ các tế bào da chết, giúp lỗ chân lông không bị bít tắc và tạo điều kiện cho các tế bào da mới hình thành.

Lưu huỳnh. Lưu huỳnh có chứa các đặc tính chống vi khuẩn và giúp loại bỏ mụn đầu trắng và mụn đầu đen, ngăn chúng bị nhiễm trùng và hình thành mụn nhọt. Retin-A. Retin-A có chứa một dạng axit là dẫn xuất của vitamin A, được gọi là axit retinoic, hoạt động giống như một chất dùng trong peel da hóa học, để tẩy tế bào chết cho da và giải phóng các lỗ chân lông bị tắc.

Axit azelaic. Axit azelaic giúp giảm thiểu sự xuất hiện của mụn bằng cách ngăn chặn sự tích tụ của dầu, giảm viêm và sự phát triển của vi khuẩn. Nó đặc biệt hiệu quả đối với những người có tone da sẫm màu hơn.

Bước 1: Sử dụng kem bôi có chứa thuốc đặc trị không kê đơn

Bước 2: Nhờ bác sĩ da liễu kê đơn loại kem bôi có chứa thuốc đặc trị mạnh hơn

Một số người nhận thấy rằng kem bôi có chứa thuốc đặc trị không kê đơn không đủ mạnh để chống lại các nốt mụn cứng đầu. Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu bác sĩ kê đơn một loại thuốc điều trị tại chỗ mạnh hơn. Hầu hết các loại kem bôi có chứa thuốc đặc trị được kê đơn đều chứa các thành phần hoạt tính có nguồn gốc từ vitamin A.

Ví dụ bao gồm các sản phẩm như: Tretinoin, Adapalene và Tazarotene. Những loại kem này hoạt động bằng cách khuyến khích sự thay đổi của tế bào và ngăn ngừa các nang lông bị tắc nghẽn. Ngoài ra còn có một số loại kem kháng khuẩn được kê đơn khác, hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt da.

Bước 2: Nhờ bác sĩ da liễu kê đơn loại kem bôi có chứa thuốc đặc trị mạnh hơn

Bước 3: Hãy nghĩ đến việc dùng một đợt thuốc kháng sinh

Trong trường hợp mụn trứng cá từ trung bình đến nặng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên kết hợp kem bôi ngoài da với một đợt uống thuốc kháng sinh. Những loại thuốc này giúp giảm viêm cùng với sự phát triển của vi khuẩn. Điều trị bằng kháng sinh thường sẽ kéo dài từ bốn đến sáu tháng, tuy nhiên bạn sẽ bắt đầu nhận thấy sự cải thiện trên làn da của mình trong vòng khoảng sáu tuần.

Mặc khác, hiện nay nhiều người dễ hình thành tình trạng kháng thuốc kháng sinh, vì vậy hình thức điều trị này không phải lúc nào cũng hoạt động hiệu quả. Một số loại thuốc kháng sinh (như tetracycline) sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai, vì vậy phụ nữ nên sử dụng các hình thức phòng tránh thai trong thời gian dùng thuốc kháng sinh.

Bước 3: Hãy nghĩ đến việc dùng một đợt thuốc kháng sinh

Bước 4: Trong trường hợp bị mụn trứng cá nặng hãy xem xét các phương pháp điều trị bằng isotretinoin

Nếu vẫn thất bại và tình trạng mụn nghiêm trọng vẫn tiếp diễn, bác sĩ da liễu có thể tư vấn phương pháp điều trị bằng isotretinoin. Isotretinoin có liên quan mật thiết với vitamin A và hoạt động bằng cách giảm sản xuất dầu bã nhờn và thu nhỏ các tuyến sản xuất dầu trên da.

Một đợt dùng isotretinoin thường kéo dài trong khoảng 20 tuần, trong thời gian đó người dùng phải được theo dõi chặt chẽ, do thuốc có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn. Khi dùng isotretinoin, mụn trứng cá có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi bắt đầu thuyên giảm.

Đợt bùng phát này thường chỉ kéo dài trong vài tuần nhưng đôi khi có thể kéo dài trong suốt thời gian điều trị. Một số tác dụng phụ liên quan đến phương pháp điều trị bằng isotretinoin bao gồm khô da và mắt, môi khô nứt nẻ, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và phổ biến hơn là đau đầu, rụng tóc, thay đổi tâm trạng và trầm cảm.

Phương pháp điều trị này có thể gây các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, vì vậy nó không thể được chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai hoặc những người đang cố gắng thụ thai. Do đó, phụ nữ sẽ được yêu cầu thử thai trước khi được kê đơn thuốc này.

Bước 4: Trong trường hợp bị mụn trứng cá nặng hãy xem xét các phương pháp điều trị bằng isotretinoin

Bước 5: Nếu bạn là nữ, hãy nghĩ đến việc sử dụng thuốc tránh thai

Vì nhiều vấn đề về mụn có liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố, nên thuốc tránh thai có thể là một cách tốt để điều chỉnh sản xuất hormone và giảm mụn ở nữ - đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Thuốc tránh thai đường uống có chứa sự kết hợp của Norgestimate và Ethinyl estradiol được xem là hiệu quả nhất.

Uống thuốc tránh thai trong một số trường hợp hiếm hoi có thể tạo ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như đông máu, huyết áp cao và nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sỹ kĩ lưỡng trước khi dùng phương pháp này.

Bước 5: Nếu bạn là nữ, hãy nghĩ đến việc sử dụng thuốc tránh thai

Bước 6: Tìm hiểu về các phương pháp điều trị chuyên nghiệp

Có rất nhiều phương pháp điều trị có sẵn tại các spa và phòng khám da liễu, có thể cải thiện đáng kể tình trạng da mụn khi được sử dụng kết hợp với một số phương pháp điều trị nêu trên. Các phương pháp này có thể khá tốn chi phí nhưng có thể đem lại kết quả lâu dài hơn các phương pháp điều trị khác và thậm chí giúp ngăn ngừa tình trạng mụn mọc lại và giảm sẹo. Các phương pháp điều trị chuyên nghiệp bao gồm:

Liệu pháp laser (Laser therapy). Liệu pháp laser hoạt động bằng cách xâm nhập sâu vào bên trong da và làm tổn thương các tuyến dầu, ngăn chặn chúng sản xuất bã nhờn - chất dư thừa dẫn đến nổi mụn. Liệu pháp ánh sáng (Light therapy). Liệu pháp ánh sáng nhắm vào vi khuẩn gây mụn trên bề mặt da, giảm viêm và cải thiện kết cấu của da.

Thay da sinh học hay peel da hóa học (Chemical peels). Thay da sinh học là quá trình sử dụng các hoạt chất hóa học tác động làm đốt cháy bề mặt da theo cách có kiểm soát, khiến các lớp trên cùng bị bong ra và để lộ lớp da tươi mới bên dưới. Phương pháp điều trị này đặc biệt tốt để loại bỏ các vết thâm hoặc sẹo để lại sau khi mụn đã được loại bỏ.

Phương pháp mài da vi điểm (Microdermabrasion). Microdermabrasion sử dụng một dụng cụ đặc biệt có thể mài mòn để tẩy các tế bào chết ở lớp trên cùng của da, để lộ lớp tế bào da mới mịn màng bên dưới. Phương pháp này có thể hơi khó chịu và khiến da đỏ và sần sùi trong một vài ngày cho đến khi lành hẳn.

Bước 6: Tìm hiểu về các phương pháp điều trị chuyên nghiệp

Cách 3: Sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà

Phương pháp 1: Các phương pháp thảo dược

Bước 1: Sử dụng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà là một trong những phương pháp điều trị mụn tự nhiên tốt nhất hiện có. Được chiết xuất từ lá cây tràm trà Úc, tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng vi-rút mạnh mẽ, giúp chống lại vi khuẩn gây mụn trên da một cách hiệu quả. Chỉ cần nhỏ một hoặc hai giọt tinh dầu tràm trà nguyên chất lên đầu tăm bông sạch và chấm trực tiếp lên nốt mụn.

Thực hiện điều này hai lần một ngày và mụn sẽ biến mất nhanh chóng! Tinh dầu tràm trà là một loại dầu thiết yếu và do đó cực kỳ cô đặc. Nếu bạn sử dụng quá nhiều dầu hoặc thoa dầu chưa pha loãng lên vùng da không bị ảnh hưởng bởi mụn, da của bạn có thể bị khô và kích ứng, vì vậy hãy sử dụng một cách tiết kiệm và chỉ khi cần thiết.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu tràm trà cũng có hiệu quả trong việc chống lại mụn nhọt tương tự như Benzoyl peroxide. Tinh dầu tràm trà mất nhiều thời gian hơn để phát huy tác dụng, nhưng cũng tạo ra ít tác dụng phụ tiêu cực hơn.

Bước 1: Sử dụng tinh dầu tràm trà

Bước 2: Bôi mật ong

Mật ong là một sản phẩm tự nhiên giúp phục hồi tốt, có đặc tính kháng khuẩn, khử trùng và dưỡng ẩm, vì vậy đây là một lựa chọn tốt để chống lại mụn nhọt, đặc biệt hữu dụng đối với làn da nhạy cảm. Mật ong Manuka là lựa chọn tốt nhất để làm dịu các nốt mụn viêm, tuy nhiên sử dụng mật ong nguyên chất cũng sẽ mang lại hiệu quả tốt.

Có thể chấm mật ong lên các nốt mụn như một phương pháp điều trị tại chỗ hoặc sử dụng mật ong như một loại mặt nạ, bằng cách thoa đều lên làn da mặt sạch và hơi ẩm. Vì mật ong không gây kích ứng nên có thể để trên da bao lâu tùy thích.

Một điểm cần lưu ý là mật ong, giống như nhiều phương pháp điều trị tại nhà khác, có tác dụng loại bỏ các nốt mụn đã có từ trước (do mật ong có tính kháng khuẩn) đồng thời giúp ngăn ngừa mụn mọc lại trong tương lai (đặc biệt là những nguyên nhân gây ra bởi sự mất cân bằng nội tiết tố).

Bước 2: Bôi mật ong

Bước 3: Hãy thử tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu hoa oải hương, nổi tiếng với đặc tính làm dịu da, cũng có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị tại chỗ cho mụn nhọt, giống như tinh dầu tràm trà. Tinh dầu hoa oải hương thường được sử dụng trên các vết bỏng, vì nó có chứa các đặc tính chữa lành vết thương và vì vậy cũng có lợi trong điều trị mụn nhọt.

Ngoài ra, tinh dầu hoa oải hương có chứa các chất kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp làm sạch lỗ chân lông, giảm thiểu mụn xuất hiện trở lại. Để sử dụng, chấm trực tiếp một ít dầu hoa oải hương chưa pha loãng lên các nốt mụn bằng tăm bông. Chú ý không để sản phẩm dính lên các vùng da xung quanh vì tinh dầu hoa oải hương có thể gây kích ứng da khi chưa được pha loãng.

Bước 3: Hãy thử tinh dầu hoa oải hương

Bước 4: Sử dụng lô hội

Lấy một nhánh lô hội lớn. Chà lên chỗ bị mụn. Mát xa vùng da bị mụn với lô hội. Để nó trong nửa giờ. Rửa sạch lại bằng nước ấm.

Bước 4: Sử dụng lô hội

Phương pháp 2: Các biện pháp làm lạnh

Bước 1: Hãy thử một viên đá lạnh

Mụn nhọt thường thấy ở trạng thái đỏ và sưng tấy khi bị viêm, vì vậy, cách tốt hơn để làm dịu các nốt mụn sưng đỏ là dùng một ít đá lạnh để làm dịu? Đá lạnh làm giảm viêm và sưng tấy đỏ, đồng thời cải thiện đáng kể sự xuất hiện của mụn. Bạn chỉ cần bọc một viên đá lạnh vào khăn lau bếp dày hoặc khăn mặt sạch và ấn nhẹ lên các nốt mụn trong một hoặc hai phút.

Một mẹo nhỏ nữa là bạn có thể làm viên đá lạnh từ nước trà xanh đậm đặc và sử dụng chúng trên các nốt mụn. Ngoài các đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh có chất chống oxy hóa nhất định nên thực sự tốt trong việc giúp giảm sản xuất bã nhờn.

Bước 1: Hãy thử một viên đá lạnh

Phương pháp 3: Các biện pháp có sẵn trong phòng tắm

Bước 1: Sử dụng kem đánh răng

Quan điểm về việc chấm kem đánh răng lên các nốt mụn đã tồn tại trong nhiều năm và mặc dù đây có thể không phải là phương pháp điều trị tại chỗ hiệu quả nhất, nhưng nó có thể mang lại hiệu quả một cách nhanh chóng. Kem đánh răng có chứa các thành phần như: Baking soda và Hydrogen peroxide có tác dụng làm khô mụn, vì vậy giúp các nốt mụn xẹp đi nhanh hơn.

Nếu có thể, hãy dùng loại kem đánh răng có màu trắng hoàn toàn, không chứa florua và đảm bảo chấm kem đánh răng trực tiếp lên các nốt mụn, thay vì thoa lên các vùng da xung quanh, vì các thành phần khác trong kem đánh răng có thể gây kích ứng và thậm chí là gây bỏng da.

Bước 1: Sử dụng kem đánh răng

Bước 2: Sử dụng aspirin đã được nghiền nát

Tên hoá học của aspirin là axit acetylsalicylic, có liên quan mật thiết với axit salicylic, một chất trị mụn nổi tiếng và được nhiều người yêu thích. Aspirin là một chất chống viêm có thể giúp làm giảm kích thước và mẩn đỏ khi chấm trực tiếp lên mụn.

Tất cả những gì bạn cần làm là nghiền nát một viên aspirin và thêm một hoặc hai giọt nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt, sau đó có thể chấm trực tiếp lên từng nốt mụn. Ngoài ra, bạn có thể làm mặt nạ bằng cách nghiền nát 5 hoặc 6 viên aspirin và thêm đủ nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Có thể thoa hỗn hợp này lên khắp mặt và giữ nguyên trong khoảng mười đến mười lăm phút, trước khi rửa sạch lại.

Bước 2: Sử dụng aspirin đã được nghiền nát

Phương pháp 4: Các biện pháp có sẵn trong nhà bếp

Bước 1: Sử dụng cà chua

Cà chua là một phương pháp điều trị mụn nhọt tại nhà tiện dụng, vì hầu hết mọi người thường có một hoặc hai quả cà chua có sẵn trong bếp. Cà chua chứa nhiều vitamin A và C, như đã đề cập ở trên, là nguyên liệu trị mụn hàng đầu.

Nước ép cà chua cũng là một chất làm se tự nhiên, khiến bề mặt mụn se lại và nhỏ lại. Để sử dụng, bạn chỉ cần cắt một quả cà chua tươi và sử dụng một lát mỏng để đắp trực tiếp lên các nốt mụn. Thực hiện điều này hai lần một ngày và bạn sẽ bắt đầu nhận thấy sự cải thiện trên da.

Bước 1: Sử dụng cà chua

Bước 2: Sử dụng nước cốt chanh tươi

Chấm nước cốt chanh tươi lên các nốt mụn bằng tăm bông là một trong những biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến nhất hiện nay. Chanh chứa một lượng lớn vitamin C, cùng với Axit citric giúp tẩy tế bào chết và làm khô mụn. Nước cốt chanh cũng chứa chất tẩy trắng có thể làm giảm đáng kể tình trạng sưng đỏ của mụn. Có thể chấm trực tiếp một ít nước cốt chanh tươi lên từng nốt mụn trước khi ngủ và để qua đêm.

Không nên dùng nước cốt chanh lên da vào ban ngày, trừ khi bạn ở trong nhà suốt cả ngày. Điều này là do nước chanh làm cho da của bạn nhạy cảm với ánh sáng, làm tăng nguy cơ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Cũng như nhiều phương pháp trị mụn tại nhà khác, bạn chỉ nên chấm nước cốt chanh trực tiếp lên nốt mụn chứ không thoa lên vùng da xung quanh. Nguyên nhân là do axit citric trong chanh có thể làm bỏng da.

Bước 2: Sử dụng nước cốt chanh tươi

Tác giả: Paul Friedman. Biên dịch: Huyền Trân.

Nguồn: Wikihow. Bản quyền thuộc về: Kallos Vietnam.

Đôi nét về tác giả Dr. Paul Friedman

Bài viết này được đồng tác giả bởi Paul Friedman, MD. Dr. Paul Friedman là một bác sĩ da liễu được hội đồng chứng nhận chuyên về laser và phẫu thuật da liễu và mỹ phẩm da liễu. Tiến sĩ Friedman là giám đốc trung tâm Dermatology & Laser Surgery ở Houston, Texas và thực hành tại trung tâm Laser & Skin Surgery ở New York.

Dr. Friedman là trợ lý giáo sư lâm sàng tại Đại học Y khoa Texas, khoa da liễu, và là phó giáo sư lâm sàng về da liễu tại Đại học Y Weill Cornell, Bệnh viện Houston Methodist. Dr. Friedman đã hoàn thành nội trú da liễu của mình tại Đại học Y New York, nơi ông là bác sĩ chính và hai lần được trao giải Husik danh giá cho nghiên cứu của mình trong phẫu thuật da liễu.

Dr. Friedman đã hoàn thành nghiên cứu sinh tại trung tâm Laser & Skin Surgery ở New York và là người nhận giải thưởng Young Investigator's Writing Competition Award của Hiệp hội phẫu thuật da liễu Hoa Kỳ. Được công nhận là bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực này, Dr. Friedman đã tham gia vào việc phát triển các hệ thống laser và kỹ thuật điều trị mới.

4 cách trị nổi mụn ở nách tại nhà
Mụn nhọt và mụn trứng cá luôn gây khó chịu, đặc biệt trở nên đau hơn...

3 cách làm xẹp mụn sưng đỏ sau một đêm
Bạn sắp phải tham dự một sự kiện đặc biệt - vào đêm trước một buổi...

Leave a comment

Please note, comments must be approved before they are published


This site is protected by hCaptcha and the hCaptcha Privacy Policy and Terms of Service apply.


Brands U Love