5 cách trị thâm mụn tại nhà nhanh nhất
Những vết thâm do mụn trứng cá để lại có thể khiến bạn vô cùng khó chịu. Mặc dù tình trạng mụn trứng cá cuối cùng cũng được loại bỏ nhưng vẫn còn để lại nhiều vết thâm khác nhau trên da, thậm chí tồi tệ hơn là sẹo! Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải để yên tình trạng này kéo dài trên da. Hãy thử các bước dưới đây để có thể loại bỏ các vết thâm mụn một cách nhanh chóng.
Trình tự 1: Các bước chuẩn bị để loại bỏ vết thâm mụn
Bước 1: Quan sát xem bạn có các vết sẹo hoặc vết thâm hay không
Trong khi thuật ngữ “sẹo mụn” (acne scars) được sử dụng để nói về các dấu vết còn sót lại trên da sau khi bị mụn trứng cá, và tình trạng này có thể được nhận biết một cách cụ thể. Sẹo mụn là những vết lồi lõm tồn tại vĩnh viễn trên da do mụn để lại vì một số lý do khác nhau gây nên, trong khi các vết “thâm mụn” (acne marks) này không tồn tại trên da vĩnh viễn. Da bạn có thể gặp phải cả hai vấn đề trên.
Loại sẹo có thể phì to (hypertrophic), nhô ra trên da, được gọi là sẹo lồi (keloid), do có sự sản sinh quá mức của các mô da, hoặc loại sẹo teo đi (atrophic), được thể hiện ra ngoài da dưới dạng các vết sẹo lõm. Thậm chí mỗi loại sẹo mụn còn có các hình dạng khác nhau. Để loại bỏ sẹo mụn sẽ cần đến các giải pháp điều trị chuyên nghiệp từ bác sĩ da liễu.
Các vết thâm mụn không tồn tại vĩnh viễn trên da là những vết thâm đỏ và thâm nâu đen có thể còn sót lại từ mụn trứng cá. Các bác sĩ da liễu gọi đây là chứng tăng sắc tố sau viêm (PIH). Tình trạng này thường sẽ tự biến mất sau 3 đến 6 tháng, nhưng quá trình này có thể thúc đẩy nhanh hơn bằng cách sử dụng các phương pháp điều trị trong bài viết này.
Bước 2: Làm sạch da đang bị mụn trứng cá
Trước khi bắt đầu điều trị, điều cần thiết là bạn phải làm sạch vùng da mụn. Điều này sẽ giúp đảm bảo quá trình điều trị không trở nên vô ích. Ngoài ra, mụn trứng cá xuất hiện đồng nghĩa với việc da bạn đang bị viêm, việc không làm sạch da chắc chắn sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
Bước 3: Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da
Da của bạn sẽ nhanh phục hồi hơn nếu không bị tổn thương thêm từ ánh nắng mặt trời. Mặc dù kem chống nắng không có tác dụng loại bỏ các vết thâm sau mụn, nhưng tác hại của ánh nắng mặt trời sẽ làm cho các vết thâm mụn trở nên đậm màu và nổi rõ hơn trên da, vì vậy hãy nhớ bảo vệ da một cách kĩ lưỡng. Đảm bảo chọn loại kem chống nắng không làm tắc nghẽn lỗ chân lông (hoặc không gây kích ứng).
Trình tự 2: Làm giảm tình trạng mụn trứng cá và các đốm thâm mụn
Bước 1: Bôi sản phẩm có chứa benzoyl peroxide
Benzoyl peroxide có thể giúp điều trị các vấn đề mụn trứng cá trên da hiện tại đồng thời cũng giúp giảm thiểu việc để lại các đốm thâm đen về sau. Bạn có thể sử dụng benzoyl peroxide trong các sản phẩm sữa rửa mặt, toner, gel bôi và các sản phẩm điều trị mụn khác.
Bước 2: Điều trị da bằng axit salicylic
Axit salicylic sẽ giúp giảm mẩn đỏ, thu nhỏ kích thước và giúp se khít lỗ chân lông xung quanh các nốt mụn. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm có chứa axit salicylic trong sữa rửa mặt, toner và các sản phẩm chăm sóc da khác. Axit salicylic thậm chí có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá mọc lai trong tương lai.
Bước 3: Sử dụng serum làm sáng da đối với các vết thâm đen
Mặc dù điều này sẽ không hiệu quả đối với các vết thâm hồng và đỏ (do kích ứng chứ không phải do tình trạng tăng sắc tố trên da), nhưng đối với các vết thâm đen hay nâu, bạn có thể sử dụng serum làm sáng da để khắc phục tình trạng tăng sắc tố trên da.
Bước 4: Sử dụng Hydroquinone
Mặc dù mức độ phổ biến ít hơn một chút, nhưng Hydroquinone vẫn là một chất hóa học phổ biến trong việc làm sáng da, và có sẵn ở dạng thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn. Bạn có thể sử dụng với tần suất hai lần mỗi ngày trong một khoảng thời gian nhất định (hỏi ý kiến bác sĩ dã liễu) để làm sáng những đốm thâm mụn cụ thể.
Trên thực tế chỉ nên thực hiện 3 lần điều trị bằng các chất làm sáng da này để loại bỏ các vết thâm đen. Không sử dụng những sản phẩm này quá lâu vì màu sắc da có thể chuyển sang xám vĩnh viễn.
Các sản phẩm làm sáng da có thể làm tăng độ nhạy cảm của da dưới tác hại của ánh nắng mặt trời và gây ra lão hóa sớm. Luôn thoa kem chống nắng khi sử dụng các sản phẩm này, ngay cả trong những ngày không có nắng.
Trình tự 3: Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết để loại bỏ tình trạng tăng sắc tố trên da
Bước 1: Hãy thử tẩy tế bào chết thủ công (tẩy tế bào chết vật lý) trước
Tùy thuộc vào tình trạng da của bạn, bạn có thể dùng tẩy tế bào chết thủ công hoặc tẩy tế bào chết hóa học để loại bỏ các tế bào chết trên da. Một sản phẩm tẩy tế bào chết thủ công là một dạng của tẩy tế bào chết vật lý.
Đây có thể là khăn ấm, baking soda hoặc bất kỳ sản phẩm nào được thiết kế đặc biệt cho mục đích tẩy da chết, chẳng hạn như cọ rửa mặt. Bất cứ thứ gì có thể giúp tẩy tế bào chết trên da. Mặc dù tẩy da chết thủ công là mang hình thức tự nhiên hơn, nhưng hãy cẩn thận tránh cọ xát quá mạnh làm kích ứng da thêm.
Bước 2: Hãy thử tẩy tế bào chết hóa học nếu sản phẩm thủ công không hiệu quả
Sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học có nhiều dạng. Hai loại phổ biến và hiệu quả thường được sử dụng là BHA và Retinoids. Các sản phẩm tẩy da chết bằng BHA sử dụng Beta Hydroxy Acid, có chứa axit salicylic, đi sâu vào bên trong lỗ chân lông, loại bỏ các bụi bẩn và tẩy tế bào chết trên da. Giúp các vết thâm mụn mờ đi nhanh hơn và da sẽ ít nổi mụn hơn.
Các sản phẩm retinoid dạng kem có thể được sử dụng để đẩy nhanh quá trình phân chia tế bào tự nhiên của da, giúp loại bỏ các tế bào da cũ bị sạm màu ra ngoài. Phương pháp điều trị này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời, vì vậy hãy nhớ chỉ nên bôi sản phẩm vào ban đêm.
Bước 3: Sử dụng sản phẩm tẩy da chết vào mỗi buổi sáng và tối
Đảm bảo chọn sản phẩm tẩy da chết nhẹ nhàng (để không gây kích ứng thêm trên da), sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý hoặc hóa học vào mỗi buổi sáng và bôi kem retinoid vào mỗi buổi tối.
Trình tự 4: Điều trị các vết thâm dai dẳng sau mụn
Bước 1: Cân nhắc cẩn thận các phương pháp tiếp theo sau đây
Nếu các vết thâm để lại sau mụn do không được loại bỏ bởi các phương pháp điều trị trước đó và bạn cũng không muốn phải đợi các vết thâm biến mất một cách tự nhiên trên da hoặc nếu bạn đã phát hiện tình trạng sẹo trên da, hãy xem xét nghiên cứu và thảo luận với bác sĩ da liễu để được điều trị thêm.
Bước 2: Hỏi ý kiến bác sĩ về phương pháp lột da hoá học (chemical peels)
Phương pháp này hoạt động tương tự như dùng retinoid. Thay da sinh học là quá trình sử dụng một loại axit để làm thay đổi các sắc tố trên da bằng cách loại bỏ lớp tế bào da cũ sậm màu trên cùng và tăng sinh sự hình thành của các tế bào mới để thay thế trên da.
Mặc dù có các sản phẩm tẩy da tại nhà và không kê đơn, ngoài ra còn có các phương pháp peel chuyên sâu mạnh hơn tại các thẩm mỹ viện và phòng khám da liễu, tuy nhiên tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các phương pháp này.
Bước 3: Xem xét các liệu pháp điều trị bằng Laser
Điều này sẽ làm da đỏ sau khi điều trị một thời gian, có thể kéo dài tình trạng này lên đến một năm. Vì vậy việc chăm sóc da sau khi điều trị, đề phòng nhiễm trùng là điều cần thiết. Phương pháp điều trị này thường rất tốn kém, với chi phí trung bình trên 2.000 đô la.
Ngoài ra, phương pháp điều trị này hoàn toàn được coi như việc sử dụng mỹ phẩm trên da, vì vậy sẽ không được chi trả từ công ty bảo hiểm. Chọn kỹ thuật laser không xâm lấn (non-ablative laser). Kỹ thuật laser xâm lấn (ablative laser) thường được sử dụng cho các vết sẹo mụn, không phải các vết thâm mụn đỏ.
Bước 4: Xem xét phương pháp mài da vi điểm (Microdermabrasion) cho các đốm thâm mụn nhỏ
Phương pháp điều trị này phần lớn đã được thay thế bằng liệu pháp laser nhưng đôi khi vẫn được sử dụng để điều trị các đốm thâm mụn cụ thể. Sau khi làm tê da, bác sĩ thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu sẽ sử dụng một thiết bị chuyên dụng có bề mặt mài mòn để loại bỏ các lớp da bên trên.
Điều này có tác dụng làm mài mòn lớp da cũ và thúc đẩy lớp da mới hình thành tại vùng da cũ đã được loại bỏ. Vì vậy, phương pháp này có thể gây mài mòn da rất mạnh và tốt nhất chỉ nên được thực hiện trên các đốm thâm mụn nhỏ thay vì toàn bộ da mặt.
Bước 5: Xem xét điều trị bằng công nghệ ánh sáng IPL (Intense Pulsed Light)
Hiện nay, các phương pháp điều trị này đang dần thay thế phương pháp điều trị bằng laser, vì chúng ít gây nguy cơ tổn thương cho da hơn. Điều trị bằng IPL sẽ được thực hiện bởi bác sĩ da liễu để giúp tái tạo làn da mới mà không làm tổn thương lớp da trên cùng. Đồng thời các vết thâm mụn cũng sẽ giảm dần. IPL cũng được sử dụng để xử lý một số vấn đề da khác, chẳng hạn như các nếp nhăn và lông mặt.
Trình tự 5: Sử dụng các phương pháp điều trị tự nhiên để làm dịu da
Bước 1: Thực hiện chế độ ăn uống chống viêm
Bên cạnh các loại thuốc bôi ngoài da, một chế độ ăn uống lành mạnh giàu các thực phẩm chống viêm có thể giúp giảm viêm do mụn trứng cá hiệu quả. Đồng thời cũng có thể giúp làm thu nhỏ các nốt mụn và hạn chế sự xuất hiện của các vết thâm mụn. Các loại rau xanh, cá và quả óc chó chỉ là một vài ví dụ nhỏ về thực phẩm chống viêm.
Bước 2: Sử dụng các chất chống oxy hóa để làm dịu da bị kích ứng bởi mụn trứng cá
Mặc dù phương pháp điều trị này không dùng để loại bỏ các vết thâm mụn, nhưng các chất chống oxy hóa có trong thực phẩm ăn hàng ngày, sản phẩm bôi hoăc các viên uống chức năng rất hữu ích trong việc giảm kích ứng da gây ra tình trạng mẩn đỏ ngay từ đầu. Có thể sử dụng các chất chống oxy hóa trong 3 dạng khác nhau.
Bước 3: Sử dụng các sản phẩm dạng bôi có chứa chất chống oxy hóa
Các sản phẩm bôi, chủ yếu ở dạng kem bôi có chứa các chất chống oxy hóa, có thể được sử dụng trực tiếp trên vùng da bị kích ứng để làm dịu lại. Một số thành phần chống oxy hóa đặc biệt hiệu quả cần tìm kiếm trong các sản phẩm kem bôi là Kojic Acid và rễ cam thảo.
Bước 4: Sử dụng sản phẩm có chứa chất làm sáng da tự nhiên
Ngoài ra còn có một số chất tự nhiên giúp làm sáng các đốm thâm mụn trên da. Các loại kem bôi có chứa Kojic axit (chiết xuất từ nấm), Arbutin (hoặc chiết xuất dâu) và vitamin C đều là những sản phẩm làm sáng da tự nhiên tốt.
Ngoài ra, có thể chấm trực tiếp nước cốt chanh tươi lên các đốm thâm mụn. Nước cốt chanh hoạt động như một chất làm sáng da tự nhiên, vì vậy nó có thể giúp làm mờ vết thâm đỏ từ mụn trứng cá.
Bước 5: Viên uống chức năng
Nếu bạn bị thiếu hụt và cần bổ sung then các chất chống oxy hóa, hoặc cảm thấy khó khăn trong việc đưa chúng vào chế độ ăn uống hằng ngày, một số viên uống chức năng như Vitamin A và Vitamin C, cũng có thể bổ sung các chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng chất chống oxy hóa. Nhiều người nghĩ rằng cơ thể luôn thiếu hụt các chất oxy hóa và cần bổ sung thường xuyên, tuy nhiên các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc cung cấp quá nhiều chất chống oxy hóa cho cơ thể có thể làm mất đi tác dụng vốn có của nó.
Tác giả: Luba Lee. Biên dịch: Huyền Trân.
Nguồn: Wikihow. Bản quyền thuộc về: Kallos Vietnam.
Đôi nét về tác giả Luba Lee, FNP-BC, MS
Bài viết này đã được Luba Lee, FNP-BC, MS, dựa trên các cơ sở y tế. Luba Lee, FNP-BC là một y tá gia đình (FNP) đã được chứng nhận và là giảng viên dạy ở Tennessee với hơn một 10 năm kinh nghiệm lâm sàng. Luba có các chứng nhận đào tạo về hồi sức cấp cứu nhi khoa (PALS), y học cấp cứu, hồi sinh tim mạch nâng cao (ACLS), xây dựng đội ngũ, và điều dưỡng chăm sóc đặc biệt. Cô nhận bằng Thạc sĩ khoa học điều dưỡng (MSN) từ đại học Tennessee vào năm 2006.
Share your experience
All tip submissions are carefully reviewed before being published.