5 cách trị mụn trứng cá tự nhiên tại nhà
Các tuyến mồ hôi, lỗ chân lông và nang lông của da có thể bị tắc nghẽn do bã nhờn khô (một loại dầu tự nhiên của da), các cặn bã trên da, vi khuẩn và tế bào da chết. Khi ai đó bị mụn trứng cá dạng nang nặng, trên da sẽ nổi một số lượng lớn các nốt mụn không viêm (dạng mụn nhỏ bao gồm mụn đầu trắng và mụn đầu đen), mụn nhọt, mụn mủ, mụn chai và mụn nang. Mụn trứng cá dạng nang nặng có thể gây sẹo và làm thay đổi màu da, thường tạo ra các vết thâm mụn sẫm màu hơn.
Mụn nang là một dạng mụn trứng cá nặng và thường gặp nhất ở thanh thiếu niên. Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị mụn trứng cá không kê đơn và kê đơn, nhưng bạn vẫn có thể áp dụng những phương pháp điều trị tự nhiên để giảm thiểu mụn trứng cá và cải thiện sức khỏe tổng thể của làn da.
Cách 1: Làm sạch da mặt
Bước 1: Rửa mặt sạch
Để giúp đẩy lùi mụn trứng cá, hãy rửa mặt ít nhất hai lần một ngày. Điều này đặc biệt quan trọng sau khi bạn đổ nhiều mồ hôi. Ngoài ra, hãy đảm bảo tắm bồn hoặc tắm vòi hoa sen mỗi ngày một lần. Nếu đổ nhiều mồ hôi, tắm nhiều hơn một lần mỗi ngày sẽ có ích cho da hơn.
Bước 2: Sử dụng sản phẩm làm sạch có gốc dầu thực vật
Khi chọn sản phẩm rửa mặt, hãy chọn loại có thành phần dịu nhẹ và có nguồn gốc từ dầu thực vật. Hãy tìm loại sữa rửa mặt được dán nhãn là "non-comedogenic", có nghĩa là các sản phẩm này không chứa thành phần làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây nổi mụn trứng cá mới trên da.
Thử dùng glycerin, dầu hạt nho, dầu hạt gai dầu và dầu hướng dương, cũng như các loại khác. Dầu tự nhiên là tốt nhất để sử dụng làm sạch da vì chúng sẽ hấp thụ và hòa tan hoàn toàn các loại dầu nhờn khác trên da. Bạn cũng có thể sử dụng dầu thầu dầu, dầu hoa cúc calendula hoặc dầu argan.
Cũng thử cách đun nóng bơ hạt mỡ cho đến khi bơ có độ sánh mịn như dầu để dùng dầu này làm sạch da. Hãy thử các sản phẩm rửa mặt của Neutrogena, Cetaphil và Olay. Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm từ các thương hiệu bán lẻ khác cũng có công thức không chứa thành phần làm tắc nghẽn lỗ chân lông gây ra mụn. Hãy kiểm tra điều này trên nhãn sản phẩm.
Bước 3: Xoa sản phẩm lên da bằng các đầu ngón tay sạch
Khi rửa mặt, hãy dùng các đầu ngón tay sạch thay vì dùng khăn để thực hiện. Sử dụng khăn hoặc miếng bông mút rửa mặt có thể gây kích ứng da. Cũng tránh chà xát trong khi rửa hoặc lau khô mặt. Điều này có thể gây hại cho làn da của bạn.
Bước 4: Bỏ qua bước tẩy da chết
Tẩy da chết có thể gây hại nhiều hơn lợi do chà xát gây ra các vết xước siêu nhỏ và để lại sẹo trên mụn. Nó cũng có thể khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Học viện da liễu Hoa Kỳ cũng khuyên bạn nên tránh xa các sản phẩm làm se (astringents) và toner có chứa chất tẩy tế bào chết hóa học vì chúng có thể làm khô và kích ứng da của bạn.
Da khô, đỏ khiến tình trạng mụn xuất hiện nhiều hơn. Axit salicylic (axit beta hydroxy) và axit alpha hydroxy có thể làm khô và kích ứng da. Cồn (alcohol) cũng tương tự làm khô và tổn thương da.
Cách 2: Xông hơi mặt để làm sạch da
Bước 1: Rửa sạch da mặt
Khi bạn rửa mặt, hãy làm ướt mặt bằng nước ấm. Dùng các đầu ngón tay sạch nhẹ nhàng xoa sữa rửa mặt lên mặt theo chuyển động tròn. Thực hiện điều này trong khoảng một phút. Sau khi hoàn thành, hãy rửa mặt lại thật sạch bằng nước ấm. Cuối cùng thấm khô da bằng khăn bông sạch.
Bước 2: Chọn loại tinh dầu xông phù hợp
Có một số loại tinh dầu tốt cho việc điều trị mụn trứng cá. Như tinh dầu tràm trà là một loại dầu khử trùng và chống viêm, cũng có khả năng kháng nấm và kháng khuẩn tốt.
Tinh dầu tràm trà được cho là có hiệu quả tương đương với benzoyl peroxide trong việc điều trị mụn trứng cá. Bạn có thể thoa tinh dầu tràm trà trực tiếp lên các nốt mụn nang. Dùng bông gòn hoặc tăm bông nhẹ nhàng chấm 100% tinh dầu tràm trà nguyên chất trực tiếp lên mụn nang hai lần một ngày.
Cẩn thận không để tinh dầu tràm trà dính vào mắt. Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu trầm hương, còn được gọi là tinh dầu nhũ hương, trong những lần thực hiện liệu pháp xông hơi. Vì tinh dầu trầm hương là một chất chống viêm hiệu quả.
Luôn kiểm tra độ nhạy cảm với tinh dầu. Nhỏ một giọt dầu lên cổ tay của bạn và đợi trong 10 đến 15 phút. Nếu không có kích ứng, bạn có thể sử dụng loại dầu này để xông hơi cho da.
Bước 3: Thêm tinh dầu
Bắt đầu quy trình xông hơi làm sạch da mặt bằng cách đun sôi một ít nước. Đổ đầy nước vào nồi với 1 lít nước (0,95 L) và đun cho đến khi sôi. Tại thời điểm này, thêm 1 đến 2 giọt tinh dầu mà bạn chọn. Sau khi thêm tinh dầu, để nước sôi thêm một phút.
Sau đó, tắt bếp và di chuyển nồi lên bàn hoặc kệ chắc chắn. Đặt một miếng lót dưới nồi để bảo vệ mặt bàn hoặc kệ. Thêm một loại tinh dầu, chẳng hạn như tinh dầu trèm trà hoặc tinh dầu nhũ hương / trầm hương, sẽ tăng thêm các đặc tính kháng khuẩn hoặc khử trùng vào hơi nước.
Do đó khi xông, hơi tinh dầu sẽ thấm vào da và tiêu diệt vi khuẩn có thể gây ra mụn nhọt. Sử dụng những loại tinh dầu này có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành mụn nhọt. Nếu bạn không có tinh dầu, hãy thay thế bằng 1/2 thìa cà phê (thường là khoảng 1/3 g) thảo mộc khô trên 1 US quart (0,95 L) nước.
Bước 4: Để mặt phía trên hơi xông
Để thực hiện xông điều trị, hãy che phủ đầu của bạn bằng một chiếc khăn lớn. Để da mặt của bạn hơi úp phía trên nồi xông, hãy để da mặt cách nồi xông ít nhất 12 inch (30 cm).
Nhắm mắt và thở bình thường. Giữ nguyên da mặt trong hơi nước trong 10 phút. Điều này giúp mở lỗ chân lông và làm giãn mạch máu từ đó giảm tình trạng mụn trứng cá trên da.
Bước 5: Rửa sạch và thấm khô khi hoàn thành
Khi 10 phút trôi qua, rửa sạch mặt bằng nước ấm. Thấm khăn sạch nhẹ lên da mặt để làm khô mà không lau chà xát mạnh trên da. Tại thời điểm này, hãy thoa kem dưỡng ẩm không chứa thành phần gây bít tắc lỗ chân lông (non-comedogenic moisturizer) để hạn chế gây mụn thêm trên da.
Bước 6: Lặp lại hai lần một ngày
Khi mới bắt đầu xông hơi, hãy thực hiện 2 lần / ngày vào buổi sáng và buổi tối. Sau một vài tuần, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy sự cải thiện trên làn da của mình. Khi bạn bắt đầu nhận thấy những cải thiện, hãy giảm tần suất xông xuống một lần một ngày.
Cách 3: Thử các biện pháp điều trị tự nhiên khác
Bước 1: Làm mặt nạ thảo dược
Mặt nạ thảo dược có thể hỗ trợ quá trình phục hồi da và giảm thiểu mụn nhọt. Một số loại thảo dược sẽ giúp làm se khít da trong khi các loại thảo dược khác có khả năng kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn. Hãy thử tự làm mặt nạ thảo dược dành cho da dầu theo hướng dẫn dưới đây:
Trộn 1 thìa canh (15 mL) mật ong, 1 lòng trắng trứng và 1 thìa cà phê (4,9 mL) nước cốt chanh. Vì nước cốt chanh là một chất tẩy và làm trắng da mạnh, bạn có thể thay thế bằng chiết xuất cây phỉ nếu không muốn dùng nước cốt chanh.
Thêm 1⁄2 thìa cà phê (2,5 mL) tinh dầu tràm trà hoặc tinh dầu nhũ hương. Thoa đều lớp hỗn hợp mặt nạ này lên da mặt, cổ hoặc các vùng da có vấn đề khác. Bạn có thể dùng tăm bông để chấm hỗn hợp lên các vùng da đang bị các vấn đề về mụn.
Để hỗn hợp khô trên da trong 15 phút, sau đó rửa sạch hoàn toàn bằng nước ấm. Nhẹ nhàng thấm khăn sạch cho da khô, sau đó thoa kem dưỡng ẩm không chứa thành phần gây bít tắc lỗ chân lông (non-comedogenic moisturizer) để hạn chế gây mụn thêm trên da.
Bước 2: Thay đổi chế độ ăn uống
Đường đã qua chế biến và các sản phẩm từ sữa có thể gây ra mụn trứng cá ở một số người bằng cách làm tăng tình trạng viêm và tạo môi trường cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp hoặc tiêu thụ ít đường hơn có thể làm giảm mụn trứng cá.
Cân nhắc loại bỏ nước ngọt có đường khỏi chế độ ăn uống của bạn. Một thay đổi khác có thể giúp giảm mụn trứng cá là tránh các sản phẩm từ sữa và thực phẩm nhiều chất béo, và thay bằng nhiều rau củ quả hơn trong chế độ ăn uống của bạn.
Thực phẩm GI thấp bao gồm yến mạch cán dẹt và ngũ cốc; bột mì nguyên cám và bánh mì nguyên cám; rau củ quả, trừ củ cải đường, bí đỏ và củ cải vàng; quả hạch; các loại trái cây trừ dưa hấu và chà là; các loại họ đậu; sữa chua; và gạo lứt, lúa mạch và mì pasta nguyên cám.
Bước 3: Bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho da vào chế độ ăn uống hằng ngày
Vitamin A và D được cho là quan trọng nhất đối với sức khỏe làn da. Chất béo omega-3 cũng có thể giúp trị mụn vì chúng có đặc tính chống viêm.
Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm khoai lang, rau chân vịt, cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh, ớt đỏ và bí ngòi. Các loại trái cấy, chẳng hạn như dưa lưới vàng, xoài và mơ, cũng chứa nhiều vitamin A. Các loại đậu, thịt và cá, chẳng hạn như cá trích và cá hồi, cũng cung cấp một lượng lớn vitamin A.
Thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá hồi và cá ngừ, cùng với dầu gan cá tuyết. Sữa, chẳng hạn như sữa, sữa chua và pho mát, cũng có chứa vitamin D. Cách tốt nhất để bổ sung Vitamin D là tắm nắng từ 10 đến 15 phút vào buổi sáng hoặc chiều muộn 3 đến 4 lần một tuần.
Axit béo omega-3 được tìm thấy trong hạt lanh, dầu hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó trắng và các loại hạt óc chó. Các loại cá, như cá hồi, cá mòi, cá thu và cá thịt trắng, là những nguồn cung cấp omega-3 tuyệt vời. Húng quế, rau kinh giới cay, đinh hương và kinh giới ngọt chứa omega-3, và các loại rau như rau chân vịt và bông cải xanh Trung Quốc cũng vậy.
Bước 4: Làm dầu rửa mặt
Dầu tự nhiên là một trong những cách tốt nhất để làm sạch da mặt nhờn vì nó loại bỏ dầu và bụi bẩn mà không làm da bạn bị bong tróc. Làm sạch da mặt của bạn hai lần một ngày với dầu rửa mặt. Cũng thực hiện điều này sau khi bạn đổ mồ hôi.
Chọn các loại dầu không bít tắc lỗ chân lông như dầu argan, dầu hạt gai dầu, dầu hạt mỡ, dầu hướng dương, dầu ô liu hoặc dầu thầu dầu. Chọn tinh dầu tràm trà hoặc tinh dầu nhũ hương để thêm vào hỗ hợp dầu rửa mặt.
Thêm 3 đến 5 giọt tinh dầu (tràm trà hoặc nhũ hương) vào mỗi 1 ounce (30 mL) dầu (dầu argan, dầu hạt gai dầu, dầu hạt mỡ, dầu hướng dương, dầu ô liu hoặc dầu thầu dầu). Trộn đều 2 loại dầu này với nhau. Và bảo quản nơi khô mắt tránh ánh sáng mặt trời.
Bước 5: Rửa sạch da mặt bằng dầu rửa mặt
Đổ một lượng nhỏ hỗn hợp dầu ra tay và massage lên mặt trong 2 phút. Xoa theo các chuyển động tròn, nhỏ. Đặt một chiếc khăn bạn đã ngâm trong nước ấm lên mặt. Để nó trên khuôn mặt của bạn trong 20 giây.
Sau đó, nhẹ nhàng lau sạch lớp dầu trên da. Xả khăn trong nước ấm và lặp lại cho đến khi loại bỏ hết dầu trên da. Đừng chà xát quá mạnh, nếu không bạn sẽ gây kích ứng da. Thấm khô mặt bằng khăn bông sạch.
Bước 6: Tránh ánh nắng mặt trời
Không phơi nắng hoặc sử dụng giường nhuộm nâu da. Ánh nắng mặt trời và giường nhuộm nâu da có thể làm hư hại các tế bào da khi tiếp xúc với bức xạ UVB gây hại. Một số loại thuốc trị mụn trứng cá thậm chí còn khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
Cách 4: Hiểu về mụn trứng cá dạng nang
Bước 1: Tìm các triệu chứng của mụn trứng cá dạng nang
Mụn trứng cá dạng nang được xem là loại mụn trứng cá nặng nhất. Để nhận biết, hãy tìm các triệu chứng như: Các cục u sâu, đau, có cảm giác rắn bên dưới bề mặt da của bạn (dạng hạch - nodules). Các vết sưng lớn chứa đầy mủ có thể nằm xa bề mặt da (dạng nang - cysts), thường gây đau khi chạm vào. Nổi mủ trên bề mặt da.
Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra mụn trứng cá
Nhìn chung, mụn trứng cá hình thành trên mặt khi vi khuẩn và hormone tương tác với dầu nhờn tự nhiên trên da. Điều này gây ra tình trạng viêm nhiễm trong các lỗ chân lông. Mụn trứng cá có thể trầm trọng hơn do makeup làm tắc lỗ chân lông, sữa rửa mặt gây kích ứng và viêm da, đổ mồ hôi nhiều hoặc mặc quần áo chật.
Đối với một số người, các sản phẩm từ sữa và chế độ ăn uống nhiều đường đã qua chế biến làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá cao hơn. Những thay đổi về nội tiết tố, như những thay đổi mà bạn phải trải qua khi bước qua tuổi dậy thì, cũng có thể kích hoạt sự phát triển của mụn trứng cá dạng nang.
Bước 3: Tránh làm cho mụn trứng cá tồi tệ hơn
Có một số điều bạn không bao giờ nên làm khi bị mụn trứng cá, vì chúng có thể khiến tình trạng mụn trứng cá trở nên tồi tệ hơn và gây kích ứng nhiều hơn. Những điều này gồm: Không cọ xát hoặc rửa bất kỳ vùng da mụn bị ảnh hưởng nào quá mạnh.
Không sử dụng xà phòng ăn mòn, có chứa cồn hoặc xà phòng kháng khuẩn để rửa mặt. Không sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm có chứa dầu hoặc gây nhờn. Không cạy, lễ hoặc nặn mụn đầu đen, mụn đầu trắng hoặc mụn nhọt. Điều này có thể gây ra sẹo và nhiễm trùng hoặc khiến mụn trứng cá lan rộng hơn trên da.
Cách 5: Khi nào cần thực hiện điều trị y tế
Bước 1: Đi khám bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn đang bị mụn trứng cá dạng nang
Mụn trứng cá dạng nang là một dạng mụn trứng cá nặng và có thể khó kiểm soát loại bỏ nếu không được điều trị y tế. Mặc dù mụn nang thường không gây hại về mặt thể chất, nhưng thường gây cảm giác buồn phiền, lo âu về mặt tinh thần và có thể gây ra sẹo vĩnh viễn nếu không điều trị.
Hẹn gặp bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và tư vấn về các lựa chọn điều trị phù hợp. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng bất kỳ biện pháp tự nhiên nào để điều trị mụn trứng cá.
Một số phương pháp điều trị tự nhiên có thể tương tác với các loại thuốc điều trị khác. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đã thử các biện pháp điều trị tại nhà hoặc điều trị không kê đơn trong 2-3 tuần mà không thấy bất kỳ cải thiện nào.
Bước 2: Nhờ bác sĩ tư vấn nếu da bạn đột nhiên bùng phát mụn trứng cá khi trưởng thành
Mụn trứng cá dạng nang thường bắt đầu xuất hiện khi ở độ tuổi thanh thiếu niên, nhưng đôi khi vẫn có thể gặp phải tình trạng bùng phát mụn trứng cá sau này khi đã trưởng thành.
Nếu da bạn bị bùng phát mụn trứng cá khi trưởng thành mà không có tiền sử bị mụn trứng cá trước đây, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc một bệnh lý tiềm ẩn. Hãy hẹn khám với bác sĩ. Hãy cho bác sĩ biết về bất kỳ triệu chứng nào khác mà bạn đang gặp phải và bất kỳ loại thuốc nào bạn hiện đang dùng.
Bước 3: Nhờ bác sĩ tư vấn về các lựa chọn điều trị y tế
Mụn trứng cá dạng nang được điều trị bằng cách tiêm, dùng thuốc uống, và dạng bôi retinoid lên da. Sẹo, là ảnh hưởng phụ từ mụn trứng cá, có thể được điều trị bằng các hoạt chất lột da (chemical peels), tái tạo bề mặt bằng liệu pháp laser hoặc mài da (dermabrasion). Hỏi ý kiến bác sĩ về các lựa chọn điều trị nào có thể phù hợp nhất với bạn.
Trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào, hãy cho bác sĩ biết về tiền sử sức khỏe của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến phương pháp điều trị mà bạn có thể lựa chọn để sử dụng một cách an toàn. Ví dụ, nhiều loại thuốc uống trị mụn kê theo toa không an toàn khi bạn đang mang thai.
Bước 4: Hãy đến gặp bác sĩ nếu tình trạng mụn trứng cá làm bạn lo lắng
Đối phó với mụn trứng cá có thể gây căng thẳng và không có gì lạ nếu những người bị mụn trứng cá nặng có thể phát triển trầm cảm. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang nghĩ mình bị trầm cảm. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra các cách thức đối phó hoặc giới thệu bạn với một chuyên gia có thể hỗ trợ điều trị cho bạn.
Nên nói chuyện với bác sĩ nếu tình trạng mụn trứng cá khiến bạn luôn cảm thấy lo âu hoặc dần thu mình lại và tránh các tình huống giao tiếp xã hội vì tình trạng mụn trứng cá của mình.
Bước 5: Tìm kiếm giải pháp y tế nếu bạn có phản ứng xấu với một phương pháp điều trị tự nhiên
Các biện pháp điều trị tự nhiên, thuốc điều trị không kê đơn và sữa rửa mặt đôi khi có thể gây các phản ứng kích ứng hoặc dị ứng. Nếu bạn gặp các triệu chứng như phát ban, mẩn đỏ, ngứa hoặc rát khi sử dụng một trong các sản phẩm này, hãy ngừng sử dụng ngay.
Hãy cho bác sĩ biết nếu các triệu chứng kích ứng hay dị ứng không biến mất trong một vài tuần. Nhận điều trị y tế khẩn cấp nếu bạn gặp các triệu chứng nghiêm trọng như: 1/ Sưng mặt, môi, miệng, lưỡi hoặc cổ họng. 2/ Khó thở hoặc khó nuốt. 3/ Nhịp tim đập nhanh. 4/ Ngất xỉu.
Tác giả: Zora Degrandpre. Biên dịch: Huyền Trân.
Nguồn: Wikihow. Bản quyền thuộc về: Kallos Vietnam.
Đôi nét về tác giả Zora Degrandpre, ND
Bài viết này được đồng tác giả bởi Zora Degrandpre, ND. Dr. Degrandpre là một bác sĩ Naturopathic đã được cấp phép ở Vancouver, Washington. Bà cũng là người đánh giá tài trợ cho Viện y tế quốc gia và Trung tâm y học tổng hợp và bổ sung quốc gia. Bà đã nhận được bằng ND từ Đại học National College of Natural Medicine vào năm 2007.
Leave a comment
Please note, comments must be approved before they are published